6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Định hướng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạ
Song song với việc đẩy mạnh mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng và
đa dạng hoá cung cấp dịch vụ, sản phẩm, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp cũng như các cá nhân trong địa bàn tỉnh Bình Định nhằm tăng tính cạnh tranh đối với các ngân hàng khác cùng địa bàn. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động của ngân hàng cũng được hoạch định tương đối rõ ràng:
Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định trước hết cần duy trì chế độ kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của mình
để phát hiện kịp thời các sai phạm có thể dẫn tới ảnh hưởng đến vị thế, uy tín và kết quả hoạt động của mình. Đồng thời có những kiến nghị, tư vấn nhằm hoàn thiện cơ chế, quy trình các nghiệp vụ phát sinh phù hợp với điều kiện ngân hàng trong điều kiện kinh tế- tài chính khủng hoảng.
Việc kiểm tra, kiểm soát cần diễn ra thường nhật, nắm bắt kịp thời tất cả những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dự đoán và phát hiện được những rủi ro để báo cáo và tư vấn nhằm giải quyết kịp thời vấn đề.
Nhằm đảm bảo cho tính độc lập của Khối KSNB thì việc trao thêm quyền hạn và phạm vi làm việc là điều tất yếu. Đồng thời được trang bị tốt hơn điều kiện về công nghệ, nhân lực để đảm bảo thực hiện đúng và đủ chức
năng của mình.
Đặc biệt quan tâm đến hoạt động tín dụng, bởi đây là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro cụ thể đảm bảo sự kiểm soát đối với các rủi ro tín dụng của ngân hàng, tập trung vào lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, bao gồm:
- Hoạt động tín dụng phải được cụ thể hóa bằng những chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, thận trọng và có hiệu quả.
- Hoàn thiện các quy trình trong nghiệp vụ cấp tín dụng. Cần xây dựng sổ tay tín dụng riêng phù hợp với Ngân hàng và quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác tín dụng và công tác kiểm soát.
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng.
- Kiểm tra, giám sát đối với các khoản vay được hỗ trợ lãi suất (nếu có).
- Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn, các giới hạn tín dụng, giới hạn trạng thái ngoại hối.
- Giám sát việc ban hành các quy định nội bộ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ Ban kiểm soát nắm bắt và kiểm soát toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua đó có thể đưa ra những quyết định tập trung phát triển hoạt động tín dụng ở những lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận được.
- Hỗ trợ Ban lãnh đạo điều hành thông suốt, an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.
Đối với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, khối KSNB cũng cần kiểm soát chặt chẽ tránh tối đa những sai sót ảnh hưởng đến tâm lý cũng như lòng tin của khách hàng vào dịch vụ của ngân hàng.