Kiểm tra kiểm soát các khâu của quá trình cho vay một cách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 96 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Kiểm tra kiểm soát các khâu của quá trình cho vay một cách

đầy đủ và thường xuyên

Yếu tố cơ bản và đầu tiên tác động đến việc thẩm định, quá trình giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng chính là yếu tố thông tin. Dựa trên các thông tin chính xác mà CBTD thu thập được về khách hàng, sẽ căn cứ để ra

quyết định cho vay và là cơ sở để quản lý vốn vay hiệu quả. Chính vì vậy, thông tin khách hàng phải đảm bảo đầy đủ và chính xác:

- Giai đoạn xét duyệt cho vay: CBTD và cán bộ thẩm định phải tìm hiểu, nắm được những thông tin tài chính quan trọng cũng như các thông tin phi tài chính của khách hàng đểđánh giá đúng tính khả thi của dự án cho vay từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Bên cạnh đó phải kiểm tra đầy đủ

về nội dung và các yếu tố pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm. Nếu cho vay không có bảo đảm, CBTD phải kiểm tra việc đáp ứng đủ các điều kiện cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Công thương.

- Giai đoạn giải ngân: các chứng từ giải ngân như: hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, bảng kê thu mua hàng hóa…cần phải được cung cấp đầy

đủ và chính xác vì đây là chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, là căn cứ để xác định số tiền cần giải ngân, tránh để xảy ra tình trạng giải ngân sai đối tượng, sai mục đích.

- Giai đoạn sau khi cho vay:

+ Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, tránh trường hợp sử dụng vốn sai mục đích.

+ Thông tin về tình hình thực hiện dự án, phương án vay vốn, tình hình tài chính thông qua báo cáo của khách hàng, xem xét thực tế tài sản đảm bảo và có đánh giá sau khi kiểm tra và tìm kiếm các nguồn thông tin khác.

+ Thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác xu hướng phát triển của các ngành nghề, đối thủ cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, đặc tính sản phẩm để

làm cơ sở cho việc tiếp nhận và đánh giá thông tin ban đầu.

- Kiểm tra việc xử lý các phát sinh trong qúa trình quản lý khoản vay:

+ Kiểm tra thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải được thực hiện trước thời điểm đến hạn trả nợ. Các nội dung cần kiểm tra khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc, lãi): nguyên nhân cơ cấu lại thời hạn trả nợ; điều kiện thực

hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (tính khả thi của phương án trả nợ của khách hàng sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ); thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ; các thủ tục cần thực hiện khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

+ Kiểm tra, định giá lại tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành của NHCT; trên cơ sở đó đánh giá mức độ bảo đảm của tài sản cho số dư nợ còn lại và có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp giá trị tài sản không đủ

bảo đảm cho dư nợ hiện tại.

Các thông tin về khách hàng vay, tình hình trả nợ, diễn biến nợ phải

được chi nhánh cung cấp đầy đủ và kịp thời cho CIC, đây là nguồn dữ liệu hữu ích để ngân hàng đánh giá được khả năng, uy tín, dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tài chính khác. Đảm bảo cho việc xếp hạng mức độ uy tín cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 96 - 98)