Hoàn thiện hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 98 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Hoàn thiện hoạt động giám sát

Gian lận, rủi ro trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi trong cơ chế thị

trường hiện nay, điều này cũng đồng nghĩa với những rủi ro có thể gánh phải của ngân hàng. Do vậy, sau khi giải ngân, ngân hàng phải tuân thủđầy đủ các nguyên tắc về kiểm tra, giám sát khoản vay. Tuy nhiên, công tác giám sát sau vay hiện nay còn thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên nên kết quả kiểm tra thiếu khách quan và hiệu quả thấp.

Việc phân công giám sát cần được phân định rõ trách nhiệm của các bộ

phận liên quan:

+ Cán bộ phòng khách hàng: thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi giải ngân; nhập, quản lý dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hệ

thống INCAS và quản lý, duy trì các dữ liệu trong suốt quá trình khách hàng còn dư nợ vay tại Ngân hàng; định kỳ tuân thủ và thực hiện nghiêm túc việc lập báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý với lãnh đạo phòng và người có thẩm quyền để có hướng xử lý, khắc phục các trường hợp xấu xảy ra. Đối với

những cán bộ thiếu trách nhiệm trong công việc, không tuân thủ quy trình nghiệp vụ thì phải xử lý nghiêm minh, khiển trách hoặc điều chuyển.

+ Phòng quản lý rủi ro: thực hiện rà soát, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng; giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ

cho vay, việc nhập và duy trì dữ liệu trên hệ thống INCAS của phòng Khách hàng; phối hợp với CBTD kiểm tra việc chấp hành nội dung trong thông báo phê duyệt của Trụ sở chính; báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro và người có thẩm quyền.

+ Lãnh đạo phòng khách hàng: bố trí, đôn đốc cán bộ trong phòng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay; kiểm soát các dữ liệu CBTD đã nhập, quản lý và duy trì trên hệ

thống INCAS trong suốt quá trình khách hàng có dư nợ vay tại Chi nhánh.

Đồng thời thực hiện các công việc thuộc phần hành của mình trên hệ thống INCAS; báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với người có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện sai sót hoặc có dấu hiệu rủi ro.

+ Cấp có thẩm quyền (Giám đốc, Phó giám đốc): Chỉ đạo Phòng Khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro tổ chức thực hiện việc kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; quyết định các vấn đề

liên quan đến khách hàng vay, khoản vay, xử lý nợ và xử lý tài sản bảo đảm trong phạm vi thẩm quyền. Thực hiện phê duyệt dữ liệu thuộc phần hành công việc của mình trên hệ thống INCAS.

Vấn đề đặt ra với Vietinbank Bình Định là phải tuân thủđầy đủ những nguyên tắc về kiểm tra, giám sát các khoản vay, cụ thể:

- Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống bất thường.

gặp gỡ khách hàng khi họ đến ngân hàng, kiểm tra trực tiếp cơ sở sản xuất của khách hàng, cũng như có thể thu thập thông tin từ những người biết đến khách hàng.

- Tổ chức kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng với nhau, nghĩa là cán bộ tín dụng cho vay khách hàng này sẽ kiểm tra khách hàng của cán bộ tín dụng khác. Thời gian kiểm tra tùy theo từng khoản vay, có thể kiểm tra ngay sau khi phát tiền vay, hoặc theo định kì quý, sáu tháng hoặc một năm.

- Quá trình giám sát phải bảo đảm tất cả các điều khoản và điều kiện của hợp đồng khoản vay.

Những thông tin về khách hàng vay vốn thu thập được, cán bộ tín dụng phải lập thành bảng báo cáo hoặc biên bản làm việc lưu giữ trong hồ sơ vay vốn. Khi phát hiện những khoản vay biểu hiện có vấn đề như khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng phải lập biên bản và báo cáo ngay cho lãnh đạo ngân hàng kịp thời giải quyết.

Khi phát hiện một khoản vay có vấn đề, Cán bộ liên quan phải đề xuất các vấn đề cần xử lý với người có thẩm quyền, để có thể áp dụng các biện pháp chế tài tín dụng đối với khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ:

- Tạm ngừng cho vay, trong trường hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật thì áp dụng biện pháp ngừng cho vay để thu hồi nợ.

- Chấm dứt cho vay: khi phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa; khách hàng có thể phá sản; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)