Cuộc đấu tranh không khoan nhượng giành quyền sống và bảo vệ hạnh phúc của Tấm:

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 cả năm (Trang 66 - 70)

C. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

2. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng giành quyền sống và bảo vệ hạnh phúc của Tấm:

quyền sống và bảo vệ hạnh phúc của Tấm:

=> Mẹ con Cám ghen ghét tìm mọi cách để cướp đi quyền sống và hạnh phúc của Tấm. Chúng đã hãm hại Tấm 4 lần.

=>Vì hắn muốn chiếm ngôi hoàng hậu-địa vị cao nhất để hưởng vinh hoa, phú quí->thỏa mãn lòng tham vô đáy. Vì thế nên chúng không từ một thủ đoạn nào để hãm hại Tấm.

=>Vấn đề đặt ra không còn là vấn đề vật chất tầm thường, không bó hẹp trong mâu thuẫn gia đình nữa mà là quyền lợi đẳng cấp, địa vị xã hội. Tác giả dân gian đã mượn xung đột gia đình để giải quyết mâu thuẫn xã hội.

=> Tấm kiên quyết đấu tranh để giành quyền sống và bảo vệ hạnh phúc. Tác giả dân gian đã để Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh:

-Lần 1: Tấm bị giết->chim vàng anh- để báo hiệu sự có mặt của mình, bên vua, gần gũi với vua. Đây là tiếng nói của một linh hồn còn vương vấn nhân gian nhớ nghĩa cũ duyên xưa, trở về thăm lại. Tấm không oán thán, thù hận mẹ con Cám.

-Lần 2: Mẹ con Cám giết chim vàng anh. Tấm hóa thân thành cây xoan đào che mát cho vua ở bên người chồng của mình. Tấm không nhắc nhở mà lặng lẽ giành laị hạnh phúc. Ở đây có sự thay đổi về thái độ. Tấm ý thức sâu sắc về sự mất mát của mình và chủ động tìm lại nó.

-Lần 3:Cây bị chặt. Tấm hóa thân vào khung cửi (hình ảnh gắn với người phụ nữ xưa, cần cù, lam lũ, chịu thương, chịu khó) chủ động đe dọa, tuyên chiến với kẻ thù, tố cáo tội ác giết chị, cướp chồng của Cám. Tư thế

?Em có nhận xét gì về những vật hóa thân của Tấm?

?Từ đầu đến kết thúc truyện, thái độ của Tấm trước những hành vi tàn ác của mẹ con Cám có sự chuyển biến ntn? ?Các yếu tố kì ảo đóng vai trò khác nhau ntn trong việc phản kháng của Tấm?

?Quá trình biến hóa của Tấm có ý nghĩa gì?

?Nhận xét cuộc đấu tranh

của Tấm lúc này đã khác. Lần trước nàng xác định thái độ ngang hàng với Cám ( "mày-tao"). Giờ đây, nàng coi mình là người trên, xưng "chị". Không chỉ hiểu về nỗi mất mát, nàng còn thấm thía căn nguyên đau đớn về nỗi đau đời mình- nàng biết mình bị "tranh chồng" và sự đe dọa của Tấm thật quyết liệt "khoét mắt". -Lần 4: Khung cửi bị đốt, mọc lên cây thị, Tấm náu mình trong quả thị tỏa hương thơm ngát. Tấm quyết tâm vùng dậy làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận mình. Quả thị thơm lừng như vẻ đẹp nơi cô Tấm ngát hương. Tấm chủ động trở về với kiếp con người để tận hưởng hương thơm, mật ngọt cuộc sống-thứ mà nàng đáng được hưởng và thực sự đang được hưởng

=>Chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị là những vật Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những gì bình dị, thân thương trong cuộc sống đời thường. Đó là những hình ảnh nghệ thuật tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện.

=>Thái độ phản kháng của Tấm ngày càng cao trước cuộc đấu tranh ngày càng gian nan, quyết liệt. Lúc đầu trước hành vi tàn ác của mẹ con Cám, Tấm chỉ biết "ôm mặt khóc"-tiếng khóc ấm ức, chứng tỏ Tấm đã ý thức được nỗi khổ của mình, đây là thái độ phản kháng ban đầu nhưng bất lực. Dần dần thái độ phản kháng của Tấm càng mạnh mẽ hơn.

=> Các yếu tố kì ảo có vai trò khác nhau: Ở phần 1 của truyện, Bụt hiện lên để an ủi, ban thưởng cho Tấm vật thần kì. Ở phần 2, cuộc đấu tranh quyết liệt nhưng chưa hề thấy Tấm khóc bao giờ và cũng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt. Chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị không thay Tấm đấu tranh, chỉ là những vật Tấm gửi linh hồn, trở về và đấu tranh quyết liệt với kẻ thù để giành quyền sống và hạnh phúc.

=>Chứng tỏ sức trỗi dậy mãnh liệt trước sự vùi dập của cái ác, thể hiện khát vọng công bằng xã hội, tình cảm, ước mơ của nhân dân: yêu quí người hiền, kẻ ác phải bị trừng trị, muốn có hạnh phúc, con người phải giành giật và giữ lấy thì hạnh phúc mới thực sự bền lâu.

của Tấm?

? Tấm tự đấu tranh nhưng liệu Tấm có giành được hạnh phúc nếu không có yếu tố kì diệu?

?Vì sao phải có thuyết luân hồi mới giúp Tấm thực hiện được ước mơ? ?Tấm hóa thân thành những vật khác nhưng không sang kiếp khác, vì sao?

?Sự trở về của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm gì của nhân dân ta thời xưa?

?Tác giả dân gian đã để cho Tấm gặp hoàng tử và trở về với hoàng tử bằng cách nào?

?Nhà vua có vai trò gì trong việc giúp Tấm trở lại làm người không?Vì sao?

thấp->cao, từ hẹp->rộng (từ gia đình->hội làng-> tận cung vua).

=>Tác giả dân gian đã mượn thuyết luân hồi của Đạo Phật để lí giải (4 lần Tấm hóa thân), giúp Tấm thực hiện ước mơ.

=>Vì chiến thắng trong truyện cổ tích là chiến thắng của niềm mơ ước, không phải là chiến thắng trong cuộc đời bình thường. Chỉ có thuyết luân hồi mới giúp Tấm thực giành được hạnh phúc.

=>Tấm không hóa thân ở kiếp khác mà ở ngay kiếp này, cõi đời này để hưởng hạnh phúc . Tuy nhiên, sự hóa thân của Tấm có ảnh hưởng thuyết luân hồi . Song, sự hóa thân ấy chỉ là mượn hình thức bên ngoài của thuyết luân hồi để thể hiện ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. Bởi theo thuyết luân hồi của Đạo Phật, kiếp này chịu đau khổ vì tội lỗi từ kiếp trước, sau đó tìm hạnh phúc ở cõi niết bàn, cực lạc. Cô Tấm chết đi sống lại không phải tìm hạnh phúc ở cõi niết bàn mà quyết giành giữ hạnh phúc ở cõi đời này. Cuối cùng, Tấm lại trở về để làm người.->Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhân dân mãnh liệt vô cùng.

=>Sự trở lại làm người của Tấm ở cuối truyện thể hiện quan niệm của nhân dân: Thiện thắng ác, ở hiền thì gặp lành. Quan niệm và ước mơ của nhân dân rất thực tế, họ không tìm hạnh phúc ở đâu xa mà tìm ngay trong cõi đời này. Điều này thể hiện lòng yêu đời, bản chất duy vật của nhân dân lao động khi sáng tạo truyện cổ tích thần kì.

=>Tấm đi xem hội-rơi giày-thử giày->vợ vua.

Đôi giày trở thành vật trao duyên, miếng trầu cánh phượng trở thành vật nối duyên.

Vì vậy, miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên không thể không có mặt trong cuộc hội ngộ giữa nhà vua và Tấm.

=>Vua gần như không có vai trò gì trong việc giúp Tấm trở lại làm người. Vì theo quan niệm dân gian, vua đơn thuần chỉ là một phần thưởng xứng đáng cho con người bất hạnh-ước mơ có được nhà vua cũng xa vời như Bụt "hiền như bụt, giống như một giấc mơ đẹp xa vời và thoáng qua" (Hoàng Tiến Tựu).

?Tấm trả thù bằng cách nào? ?Em có suy nghĩ gì về cách trả thù của Tấm? (hs thảo luận) ?Truyện thể phản ánh ước mơ gì của nhân dân lao động?

?Bản chất xung đột trong truyện cổ tích Tấm Cám là gì?

?Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện?

?Ấn tượng của em khi đọc truyện?

=>* Tấm trả thù:

Tấm trả thù bằng cách dội nước sôi, giết Cám. => (có thể hs đưa ra các phương án khác nhau)

-Không đồng ý: Dù sao Tấm và Cám vẫn là 2 người có quan hệ máu mủ. Tấm vốn hiền lành nhân hậu. Việc trả thù ntn trái với bản chất nhân hậu của Tấm,... -Đồng ý: Mẹ con Cám phải chết là đích đáng... thể hiện qui luật ở đời "gieo gió thì gặt bão", thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, ác giả ác báo...

III. Củng cố, dặn dò:

=>*Truyện thể hiện ước mơ được đổi đời của nhân dân lao động. Cô Tấm từ một đứa trẻ mồ côi bị hắt hủi, hành hạ, bị tước bỏ quyền lợi vật chất và tinh thần đã vụt đứng dậy đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc. Cuối cùng trở thành hoàng hậu trong xã hội phong kiến xưa.

Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ công bằng xã hội, những người bị áp bức như Tấm, những người hiền lành, lương thiện như bà lão bán hàng nước đều được hưởng hạnh phúc, những kẻ tàn ác như mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng.

Những ước mơ đẹp này thể hiện tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời của nhân dân ta khi sáng tạo truyện cổ tích "Trong truyện cổ tích, nhân dân lao động không hề biết đến bi quan"

=>Mâu thuẫn và xung đột trong truyện là mâu thuẫn, xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (tranh giành tài sản, quyền lợi) và mâu thuẫn, xung đột giữa thiện và ác->xung đột đẳng cấp xã hội. Chủ yếu là mâu thuẫn, xung đột gia đình.

=>-Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.

-Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: Từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết, bền bỉ đấu tranh để giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

=>Truyện làm rung động lòng người bởi nỗi niềm bất hạnh, đáng thương của cô gái mồ côi nghèo và cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại sự sống và hạnh phúc. Truyện phản ánh ước mơ đổi đời và tinh

thần lạc quan của nhân dân ta....

*Về học bài, chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

Ngày....tháng... Lớp dạy: TIẾT 22: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

A. Mục đích, yêu cầu:

-Hiểu vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. -Biết kết hợp và sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

Từ đó hình thành năng lực sáng tạo, tạo lập VB, thưởng thức VH và cảm thụ thẩm mĩ,…

B. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trả lời câu hỏi, trao đổi thảo luận, thực hành.

C. Tiến trình thực hiện:

- Bài cũ:?Nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự? -Bài mới:

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò -HD hs đọc câu hỏi 4

(sgk)

?Đoạn trích trên có phải là một trích đoạn tự sự không?Vì sao?

?Tìm những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích? (chia 2 nhóm để hs thảo luận, gọi đại diện trình bày)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 cả năm (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w