0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

TIẾT 16: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 CẢ NĂM (Trang 50 -53 )

II. Đọc-Hiểu đoạn trích:

TIẾT 16: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

RA- MA BUỘC TỘI

(VAN-MI-KI) (Trích sử thi Ra-ma-ya-na-Ấn độ)

A.Mục đích, yêu cầu :

-Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến tranh vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu.

-Hiểu được đặc điểm nghệ thuật sử thi Ra-ma-ya-na.

-Hình thành năng lực sáng tạo đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (sử thi), gqvđ, hợp tác, tự quản bản thân, thưởng thức VH, cảm thụ thẩm mĩ.

B. Cách thức tiến hành :

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp : đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

C.Tiến trình thực hiện :

-Bài cũ : Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Uy-lit-xơ và Pê-nê-lôp trong đoạn trích Uy-lit-xơ trở về ?

-Bài mới :

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò -HD hs tìm hiểu phần tiểu

dẫn (sgk)

?Nêu những nội dung cơ bản được trình bày trong phần tiểu dẫn.

?Nêu những sự kiện chính, tóm tắt tác phẩm ? ?Vị trí đoạn trích ?

?Bố cục ?

?Sau khi chiến thắng quỉ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta, cuộc hội ngộ diễn ra ntn ? ?Ra-ma đã nói những gì ? và nói với ai ? I, Tìm hiểu chung : 1. Tác giả, tác phẩm : -Quá trình hình thành “Ra-ma-ya-na”:

-Giá trị của thiên sử thi: Đây là thiên sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học, văn hóa Ấn Độ và nhiều nước trong khu vực.

-Tác phẩm có qui mô hoành tráng, dung lượng lớn 24.000 câu thơ đôi.

-Tóm tắt: (…)

2. Đoạn trích : Nằm ở khúc ca thứ 6-chương 79 -Bố cục : 2 phần

+Từ đầu « ...chịu được lâu » : Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma.

+Còn lại : Tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta.

II. Đọc-Hiểu :

1. Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma :

=>Cuộc hội ngộ giữa Ra-ma và Xi-ta diễn ra trước sự chứng kiến của mọi ngườiCuộc hội ngộ khác thường, trong một không khí khác thường-không gian cộng đồng chứ không phải không gian riêng tư.

=>-Ra-ma đã khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình, sự giúp đỡ của những người bạn hảo hán

?Qua những lời khẳng định ấy, em hiểu gì về Ra-ma ?

?Ngoài việc đề cao lí tưởng chiến đấu của cộng đồng, Ra-ma còn bộc lộ thái độ gì ?

?Thái độ, lời nói, cử chỉ giận dữ của Ra-ma là thể hiện diễn biến tâm trạng- Em hãy phân tích và làm rõ tâm trạng ấy ?

?Vì sao Ra-ma ra sức cứu Xi-ta rồi lại kết tội và ruồng bỏ nàng ? Tại sao Ra-ma nói những lời đay nghiến Xi-ta trước những người khác ?

cộng đồng.

=>Ra-ma đề cao danh dự, đề cao lí tưởng chiến đấu, phủ nhận tình vợ chồng đúng là một quốc vương mẫu mực. Tính chất cộng đồng sử thi biểu hiện ở sự khẳng định này.

=>-Ra-ma nghi ngờ trinh tiết của Xi-taThái độ của một người ghen tuông ích kỉ. Ra-ma đã lăng nhục Xi-ta ngay trước mặt mọi người, không nhận nàng làm vợ, ruồng rẫy và đuổi nàng đi.

=>-Ra-ma gọi Xi-ta bằng những lời lẽ không bình thường « Hỡi phu nhân cao quí » ngôn ngữ ấy thiếu sự âu yếm chân thành mà lạnh lùng, kênh kiệu.

Tâm trạng Ra-ma được miêu tả theo diễn biến mâu thuẫn giữa danh dự, dòng họ và tình yêu.

-Lời lẽ của Ra-ma nói với Xi-ta trước mặt mọi người : « ...phải biết chắc điều này ... người bị đau mắt... » +Từ tức giận, ghen tuôngnghi ngờ đức hạnh

« người đã sinh trưởng trong một gđ cao quí có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà một kẻ khác. Đơn giản vì mụ ta là vật để yêu đương... » +Từ nghi ngờ trinh tiết, đức hạnhRa-ma không nhận, ruồng bỏ Xi-ta « Ta không cần đến nàng nữa, muốn đi đâu tùy ý... »

+Thậm tệ hơn, Ra-ma còn sỉ nhục Xi-ta bằng cách gợi ý nàng đến với bất cứ người nào khác « Nàng có thể để tâm đến Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na(ba người em ruột của Ra-ma), Xu-gri-va, hay nếu nàng thích, nàng có thể đi theo Vi-phi-sa-na cũng được »

=>Ra-ma không chỉ đứng trên tư cách một người chồng (với Xi-ta) mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đức vua Kết tội Xi ta vì danh dự của gia đình, của dòng họ quyền quí cao sang, vì vinh quang chiến thắng, vì lòng tự hào của cả cộng đồng. Tất cả không cho phép Ra-ma chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm tổn hại đến danh dự.

-Mặt khác, con người ghen tuông, mối nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta đã nổi lên trong lòng Ra-ma ... Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỉ bộc lộ dần. Tư cách kép(con người cá nhân và con người xã hội) khiến chàng ơ trong một ràng buộc đôi (yêu thương xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu

?Em có suy nghĩ gì về thái độ, tâm trạng của Ra- ma ?

?Nhận xét của em về lời văn ?

?Ta hiểu gì trong lời nói của Ra-ma ?

?Cuối cùng, quyết định của Ra-ma ntn ?

?Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa thiêu ntn ?

?Động cơ và thái độ của Ra-ma là đúng hay sai ? Có phải Ra-ma khinh thường Xi-ta thật không ?

của một đức vua anh hùng)đay nghiến Xi-ta, sỉ nhục nàng.

=>Ra-ma sinh trưởng trong một gia đình quyền quí, đã dám hi sinh tình yêu vì bổn phận người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Chàng yêu hết mình nhưng cũng ghen tuông cực độ. Có lúc oai phong lẫm liệt nhưng có lúc tầm thường, nhỏ nhen ; có lúc cương quyết, rắn rỏi nhưng có lúc yếu mềm. Bản chất thiện-ác, tốt-xấu luôn luôn tương phản trong tính cách Ra-ma.

=>Lời văn là lời của người miêu tả, trần thuật nhưng mang ý thức của nhân vật (lời nửa trực tiếp) đã tiết lộ tính không hoàn toàn chân thực, thẳng băng, cạn kiệt của những gì Ra-ma nói ra trong quan hệ với những sâu kín trong lòng chàng.

=>Trong lời nói của Ra-ma thể hiện thái độ ghen tuông của người chồng-băn khoăn, trăn trở. Tuy nhiên, thống lĩnh vẫn là tiếng nói của đức vua anh hùng với bổn phận và danh dự không cho phép chàng chấp nhận một người phụ nữ đã chung chạ với kẻ khác mà kế đó lại làm hoàng hậu. Chàng phải giữ gìn că trật tự xã hộiRa-ma phải chế ngự tình cảm bằng ý thức và bổn phận, danh dự, chàng phải hi sinh quyền lợi cá nhân vì đòi hỏi của cộng đồng.

Chính vì vậy, dù trái tim đau khổ, chàng vẫn phải đi hết con đường nghiệt ngã của bổn phận. Trong lời nói, vừa có ý chí sắt đá-sự dằn lòng vừa có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng (« phải biết chắc điều

này... » « Ta nói cho nàng hay ... »-nhấn đi nhấn lại, rõ ràng, dứt khoát)

=>Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó đòi hỏi Ra-ma phải có sự lựa chọn quyết liệt : Danh dự hay tình yêu- Ra-ma đã chọn danh dự.

=>Ra-ma không nói một lời. Chàng tỏ thái độ kiên quyết, dám hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự. Hãy nhìn thái độ, cử chỉ của chàng « Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy. »

=>Động cơ và thái độ của Ra-ma là đúng, không sai. Song, thấu lí mà không đạt tình. Coi trọng lí tưởng, danh dự mà coi nhẹ tình cảm. Chúng ta cần sự hài hòa giữa danh dự, bổn phận và tình cảm riêng trong Ra-ma.

(HD hs thảo luận nhóm)

?Trước thái độ phũ phàng của Ra-ma, tâm trạng,

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 CẢ NĂM (Trang 50 -53 )

×