MỊ CHÂU-TRỌNG THỦY

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 cả năm (Trang 30 - 31)

c- THIẾT LẬP MA TRẬN:

MỊ CHÂU-TRỌNG THỦY

Ngày....tháng.... Lớp dạy :

TIẾT 10,11 : TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ

MỊ CHÂU-TRỌNG THỦY

(Truyền thuyết)

A.Mục đích, yêu cầu:

-Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu-Trọng Thủy

-Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết

-Hình thành năng lực sáng tạo : kĩ năng đọc (kể) diễn cảm truyện cổ dân gian, phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại ; năng lực : gqvđ, hợp tác, tự quản bản thân, thưởng thức VH & cảm thụ thẩm mĩ.

B.Cách thức tiến hành :

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức đọc sáng tạo với trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

C.Tiến trình thực hiện :

-Bài cũ : ?NTN là truyền thuyết ? -Bài mới :

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò -HD hs tìm hiểu phần tiểu

dẫn (sgk)

-HS nhắc lại một số khái niệm đã học.

I.Tìm hiểu chung :

=>-Truyền thuyết là loại truyện cổ dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc.

Truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử, phản ánh lịch sử. Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.

-Làng Cổ Loa-Đông Anh-Hà Nội là quần thể di tích lịch sử văn hóa lâu đời : Đền Thượng thờ ADV ; Am

?Em biết những gì về VB ?

?Theo em, truyền thuyết này có những bản kể nào ?

?Kể tóm tắt truyện theo bố cục ?

-GV hd hs kể theo những sự việc chính

Bà thờ công chúa Mị Châu với tượng không đầu. Chếch về bên phải đền Thượng là giếng đất đầy nước gọi là Giếng Ngọc-nơi Trọng Thủy tự tử.

Bao quanh đền và am là từng đoạn vòng thành cổ chạy dài. Đó là dấu vết 9 vòng thành cổ. Toàn bộ cụm di tích là minh thứng lịch sử cho truyền thuyết ADV xây thành chế nỏ. Còn mối tình Mị Châu- Trọng Thủy lại là nguyên nhân dẫn đến « Cơ đồ đắm biển sâu » của nhà nước Âu Lạc cuối thế kỉ III tr CN. *Văn bản :

=>-Trích từ truyện Rùa vàng trong Lĩnh Nam chích quái -Một công trình sưu tập truyện dân gian, ra đời vào cuối thế kỉ XV.

=> Có nhiều bản kể, có 3 bản chính : -Truyện « Rùa vàng »

-« Thục kỉ ADV »-(« Thiên Nam ngữ lục » bằng văn vần)

-« Ngọc trai-nước giếng »-truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa.

=>-Bố cục : 2 phần :

+ADV xây thành, chế nỏ, bảo vệ vững chắc đất nước : ADV xây thành nhưng cứ gần xong là thành lại đổ- sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây xong. Rùa Vàng còn cho ADV một cái móng làm lẫy nỏ-chống giặc. Triệu Đà xâm lược Âu Lạc-nhờ nỏ thần, ADV giữ được nước.

+Bi kịch nước mất, nhà tan :

*Cảnh nước mất, nhà tan : Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy-ADV vô tình gả con gái. Trọng Thủy đánh cắp bí mật lẫy nỏ. Triệu Đà cử binh sang đánh Âu Lạc. ADV thua trận, cùng con gái chạy khỏi Loa Thành. Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc- ADV chém con rồi đi xuống biển (bi kịch nước mất nhà tan)

*Mượn hình ảnh ngọc trai-giếng nước để thể hiện thái độ của tác giả dân gian (Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu, nhảy xuống giếng tự tử. Máu Mị Châu thành ngọc trai, đem rửa nước giếng đó thì càng trong hơn (Bi kịch tình yêu)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 cả năm (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w