II. Đọc-Hiểu đoạn trích:
2. Tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta :
(chú ý nét mặt, lời lẽ, hành vi)
?Khi cất tiếng, tâm trạng Xi-ta ntn ?
?Xi-ta nói những gì? (HS đọc đoạn "Cớ sao chàng... ->vô ích"
Thực lòng, Ra-ma không khinh thường Xi-ta. Nhưng vì trước đông đủ mọi người, chàng không muốn gánh chịu những tai tiếng nên nổi cơn tức giận. Tính chất cộng đồng trong sử thi là ở đó.
2. Tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta : Xi-ta :
=>-Đươc đưa đến gặp mặt chồng, trước sự chứng kiến của quan quân dân chúng hai phe, Xi-ta thoạt tiên « như muốn giấu mình đi vì xấu hổ » rồi nàng « khiêm nhường đứng trước Ra-ma »vui sướng, hạnh phúc. -Sự tức giận trước những lời tố cáo chưa từng có trước mặt đám đông của Ra-ma làm cho Xi-ta ngạc nhiên đến sững sờ « Gian-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ » và « đau đớn đến nghẹt thở như một cây dây leo bị vòi voi quật nát ». Trước mặt mọi người, nàng muốn chôn vùi cả hình hài, thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra- ma xuyên vào tim nàng như một mũi tên « nước mắt nàng đổ ra như suối ». Giọng nói « nghẹn ngào, nức nở »Nỗi đau khổ tràn ra, không có cách gì kiềm chế. =>Nhưng khi cất tiếng nói, Xi-ta dần tìm lại được sự tự chủ "lấy áo lau nước mắt rồi bằng giọng dịu dàng, nghẹn ngào, nức nở nàng nói... "
=>Xi-ta nói với Ra-ma bằng sự thanh minh và khẳng định tư cách, phẩm hạnh của nàng:
-Bênh vực mình bằng những lời lẽ "Số phận của thiếp đáng chê trách"->nàng đổ cho số phận của mình. Khi người ta không quyết định được cuộc sống, con người thường đổ cho số phận. Xi-ta cũng vậy-nàng làm sao có thể cản được quỉ vương Lan-ca dùng mưu bắt cóc nàng.
-Có điều, Xi-ta khẳng định được mình "Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng". Chỉ có trái tim và tình yêu vẫn giành cho Ra-ma->Tấm lòng chung thủy.
-Không dừng lại ở đó, Xi-ta trách móc Ra-ma "Hồi chàng phái Ha-nu-man tới ...phiền muộn, khổ đau." -Đâu chỉ có trách móc, nàng phê phán mạnh mẽ: "Hỡi đức vua! Nhưmột người thấp hèn bị cơn giận giày vò, nàng đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường" và "Vì không thể suy xét ...cưới thiếp"
?Nhận xét cách xưng hô?
?Qua lời lẽ của Xi-ta ta nhận ra được diến biến tâm trạng của nàng ntn?
?Trong hoàn cảnh như thế này, Xi-ta đã chọn cách giải quyết ntn? (Bỏ đi hay tự sát?
?Em có suy nghĩ gì về hành động này?
?Em biết gì về Thần Lửa trong quan niệm của người Ấn Độ?
?Từ vai trò của thần A- nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn lửa thiêu và những lời cầu khấn của Xi-ta?
nàng với hạng phụ nữ tầm thường. Có thể có những phụ nữ tầm thường dễ thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người vợ đã từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ cùng chồng mọi gian nan, khổ hạnh-> Lời lẽ dịu dàng mà đầy sức mạnh, rành rẽ, vừa thấu lí vừa đạt tình.
=>Lúc đầu, Xi-ta đứng từ quan hệ riêng tư giữa "chàng" và "thiếp" rồi nàng chuyển sang quan hệ xã hội "Hỡi Đức vua", "Người..."
+Chính Ha-nu-man đã chứng kiến cảnh nàng bị giam cầm một mực khăng khăng cự tuyệt quỉ vương. Cũng chính Ha-nu-man ngỏ ý cõng Xi-ta vượt biển trở về với Ra-ma nhưng nàng từ chối, dù nàng rất nôn nóng mong ước được đoàn tụ. Một lí do quan trọng là người phụ nữ không thể để người đàn ông nào khác ngoài chồng mình đụng chạm tới.
=>Tâm trạng từ mừng rỡ->ngạc nhiên; từ tin yêu -> thất vọng; từ bối rối->điềm tĩnh, từ đau khổ->tuyệt vọng. Xi-ta quả không phải là người phụ nữ tầm thường, không dễ dàng cam chịu những phũ phàng, ngang trái. Nàng là một con người mạnh mẽ, cương quyết. Nàng thực sự chung thủy trong tình yêu. Thế nhưng vẫn không lay chuyển được Ra-ma!
=>Nàng nói với Lắc-ma-na (em trai của Ra-ma): "Em hãy chuẩn bị cho chị một giàn lửa thiêu...Chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa"
->Hành động rất quyết liệt.
=>Đối với Xi-ta, người chồng là tất cả ý nghĩa cuộc sống thì bị chồng ruồng bỏ-chảng khác gì cái chết ("Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy....mọi người".
=>Thần lửa A-nhi rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người Ấn Độ. ..
=>Vì thế, Xi-ta chỉ còn cách bước lên giàn lửa thiêu để thể hiện lòng chung thủy của mình. Đây cũng là đoạn tác giả dồn bút lực nhất để miêu tả phẩm chất tốt đẹp của Xi-ta. Xi-ta dám bước qua mạng sống của chính mình, chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm tiết thủy chung. Nàng được thần lửa A-nhi che chở vì nàng trong sáng, không phạm bất cứ tội lỗi nào bằng lời nói, việc làm hay ý nghĩ.
?Tìm chi tiết mang tính huyền thoại và phân tích?
?Phân tích thái độ của công chúng khi chứng kiến cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa?
Cảm nhận của em? (thảo luận theo nhóm)
?Qua đoạn trích, em hãy chỉ rõ những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
=>Xi-ta nhảy vào lửa là một chi tiết huyền thoại. Trang tuyệt thế giai nhân ấy đã nộp mình cho lửa. Kết cục nàng không chết. Quả là có yếu tố thần linh. Tác giả lựa chọn chi tiết này cũng là cách giải quyết mâu thuẫn căng thẳng giữa tình yêu và nhân phẩm. Chỉ có thần linh mới chứng giám được, mới kiểm chứng được đức hạnh con người. ->Chi tiết làm tăng thêm tính bi hùng của tác phẩm.
=>Cảnh tượng vừa hào hùng vừa bi thương khiến quan quân, dân chúng cả hai phe, anh em, bạn hữu xúc động mãnh liệt.
=>Khí tiết và phẩm hạnh của Xi-ta qua lửa càng chói ngời, rạng rỡ. Nhưng nếu như không có phép màu của thần linh thì phải chăng kết cục là một cuộc đời yêu thương và chung thủy lại thật thê thảm?
->Có thể nói, sau khi chiến thắng được yêu quỉ, đây là thử thách cuối cùng mà cả Ra-ma và Xi-ta phải vượt qua để đạt đến chiến thắng tuyệt đối, trọn vẹn. Nếu Xi- ta không chứng minh được phẩm hạnh của mình như một người phụ nữ lí tưởng thì chiến thắng trên chiến trường của Ra-ma cũng vô nghĩa. Nếu Ra-ma không chứng tỏ được ý thức và danh dự thì người anh hùng cũng chưa xứng đáng là một đấng quân vương mẫu mực.
III. Củng cố, dặn dò:
*Tổng kết:
-Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật thành công -Nội dung: Tính cách Ra-ma: trọng danh dự->hi sinh cả tình yêu
Xi-ta: Chứng minh, khẳng định tấm lòng thủy chung của mình nên đã hi sinh cả tình yêu.
=>Cả hai đều chấp nhận hi sinh để bảo vệ tình yêu và nhân phẩm.
Tác phẩm nặng về tính giáo huấn, xung đột gay gắt về đạo lí trong tâm trạng nhân vật->Tính đa dạng về hệ thống nhân vật.
*Dặn dò:
-Về làm bài tập (sgk)
-Chuẩn bị bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
Ngày....tháng.... Lớp dạy :
TIẾT 17: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
A. Mục đích, yêu cầu:
-Nhận biết được thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
-Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản. -Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.
Từ đó hình thành năng lực : sáng tạo, hợp tác, gqvđ...
B. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp hình thức trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình thực hiện:
-Bài cũ: ?Nêu bước đầu tiên để tiến hành làm dàn ý cho bài văn tựi sự?
?Những yếu tố cơ bản nào làm nên cốt truyện trong văn tự sự? (Sự việc, chi tiết, tình tiết, nhân vật)
-Bài mới:
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò ?Truyện ADV và Mị
Châu-Trọng Thủy thuộc loại văn bản nào?
?Truyện kể về chuyện gì? ?Truyện có những sự việc tiêu biểu nào?
-Giả sử ta chọn một sự việc tiêu biểu: Mị Châu- Trọng Thủy chia tay nhau -Chia 2 nhóm thảo luận: ?Tìm các chi tiết thể hiện sự việc này?
I. Khái niệm:
=>Văn bản tự sự
=>Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta ngày xưa.
=>Các sự việc tiêu biểu: -ADV xây thành
-Thần Kim Qui đến giúp -Triệu Đà xâm lược lần 1
-Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trong Thủy -Mị Châu-Trọng Thủy chia tay nhau
-Triệu Đà xâm lược lần 2-ADV mất nước -Bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu
=>Sự việc: Mị Châu-Trọng Thủy chia tay nhau có 2 chi tiết tiêu biểu:
+Trọng Thủy nói với Mị Châu: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước bất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?"
+Mị Châu đáp: "...Thiếp có áo gấm lông ngỗng
?Ý nghĩa của các chi tiết, sự việc đã nêu? ?Từ sự việc này dẫn đến sự việc nào? ?Từ việc tìm hiểu VB tự sự trên, em hiểu ntn là tự sự? (Nhóm 1) ?Sự việc là gì? ?NTN là sự việc tiêu biểu? -Nhóm 2: ?NTN là chi tiết? ?NTN là chi tiết tiêu biểu?
?Chi tiết và sự việc khác nhau ntn?
-Quay lại câu chuyện ADV và Mị Châu-Trọng Thủy
?Nếu bỏ đi một sự việc ta vừa phân tích trên có được không? Vì sao?
ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau..."
=>Ý nghĩa: Sự ngây thơ, mù quáng của Mị Châu-vô tình dẫn đường cho giặc truy đuổi 2 cha con->Bi kịch Vua chém Mị Châu-vô tình, Mị Châu trở thành kẻ phản quốc.
=>Bài học để lại cho muôn đời ai đặt tình cảm cá nhân lên trên vận mệnh dân tộc.
=>Từ sự việc này dẫn đến sự việc tiếp theo: Triệu Đà xâm lược-ADV mất nước.
1. Tự sự:
=>Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc -Sự việc này dẫn đến sự việc kia
-Kết thúc và thể hiện ý nghĩa
2.Sự việc:
=>Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với cái xảy ra trước.
=>Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
3. Chi tiết:
=>Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
=>Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
=>Khái niệm sự việc > khái niệm chi tiết
Sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.
Chi tiết có thể là 1 lời nói,1 hành động, 1 cử chỉ của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung.