Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Văn Quan

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 91 - 97)

2. Mục đích, yêu cầu

3.4.2.Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Văn Quan

3.4.2.1. Quan điểm sử dụng đất của huyện

Trong giai đoạn sắp tới, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ diễn ra nhanh và mạnh, diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc chuyển dich cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn này cần xác định rõ các quan điểm như sau:

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, gắn liền với phát triển xã hội, những năm trước mắt kinh tế của huyện vẫn là cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với tỷ lệ hợp lý. Do vậy quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý nhà nước về đất đai nhằm tránh hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành từng địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 - Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người lao động, xoá đói giảm nghèo...hạn chế xói mòn, rửa trôi, tăng tỷ lệ che phủ và độ màu mỡ cho đất.

- Sử dụng đất nông lâm nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.

- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

3.4.2.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện

Phát triển nông nghiệp huyện Văn Quan phải phù hợp với các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Trong thời gian tới do một diện tích khá lớn đất nông nghiệp được chuyển sang đáp ứng yêu cầu cho các mục đích phi nông nghiệp (phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng,…). Vì vậy cần đổi mới phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất, thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý để đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm và sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Khai thác diện tích đất đồi núi chưa sử dụng tại những vị trí thuận lợi đưa vào trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, trồng cỏ chăn nuôi... Chăm sóc và bảo vệ hệ thống rừng hiện có theo hướng tăng mật độ che phủ, nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học. Rừng sản xuất phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến.

Mở rộng các hình thức chăn nuôi trang trại, trang trại kết hợp vườn rừng, khu chăn nuôi tập trung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 Tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi như thụ tinh nhân tạo, sinh hoá đàn bò để nâng cao tầm vóc đàn bò địa phương, thâm canh đàn gia súc để trở thành hàng hoá, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, nuôi các giống gà thả vườn theo hình thức bán chăn thả, quy hoạch và phát triển đồng cỏ để duy trì và phát triển tổng đàn gia súc từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Chăn nuôi gia súc, gia cầm để cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường huyện Văn quan, từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, một phần sản phầm hàng hóa cung cấp cho các khu công nghiệp của tỉnh.

Sau khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lựa chọn những loại hình sử dụng đất có triển vọng, cân nhắc những nguyên tắc sử dụng đất bền vững, căn cứ vào mục tiêu phát triển nền sản xuất nông nghiệp của huyện và căn cứ vào ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân, chúng tôi tiến hành dự kiến đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện thông qua các loại hình sử dụng đất có trên địa bàn huyện. Dự kiến các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thể hiện trong bảng 3.18.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 Bảng 3.18. Dự kiến các kiểu sử dụng đất đến năm 2020 hiệu Lo ại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Hiện trạng Dự kiến Diện tích tăng (+) giảm(-) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) 8.825,45 100,00 8.742,19 100,00 -83,26

LUT 1 Chuyên lúa Lúa xuân - lúa mùa 1.449,70 16,43 1.413,73 16,17 -35,97

LUT 2 2 lúa - màu 1.725,41 19,55 1.943,49 22,23 218,08

Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 603,20 6,83 667,50 7,64 64,30

Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 496,85 5,63 539,89 6,18 43,04

Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 176,62 2,00 209,67 2,40 33,05

Lúa xuân - lúa mùa - rau đông 222,52 2,52 267,73 3,06 45,21

Lúa xuân - lúa mùa - lạc 226,22 2,56 258,70 2,96 32,48

LUT 3 Lúa - màu 1.820,65 20,63 1.229,79 14,07 -590,86

Ngô xuân - lúa mùa 1.142,66 12,95 840,25 9,61 -302,41

Đậu tương - lúa mùa 615,88 6,98 345,84 3,96 -270,04

Khoai lang - lúa mùa 62,11 0,70 43,70 0,50 -18,41

LUT 4 Chuyên màu 2.039,35 23,11 2.187,29 25,02 147,94

Lạc xuân - Lạc mùa 47,60 0,54 105,70 1,21 58,10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đậu tương xuân - Khoai lang 399,26 4,52 448,56 5,13 49,30

Đậu tương - Ngô 289,69 3,28 310,15 3,55 20,46

Ngô xuân - Ngô mùa 240,64 2,73 291,24 3,33 50,60

Mía 20,40 0,23 50,60 0,58 30,20

Sắn 376,50 4,27 260,18 2,98 -116,32

Dong riềng 0,00 0,00 3,2 0,04 3,20

Rau các loại 665,26 7,54 700,36 8,01 35,10

LUT 5 Cây ăn quả Quýt, nhãn, mận, mác mật… 904,74 10,25 876,71 10,03 -28,03

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

3.4.3. Mt s gii pháp nhm nâng cao hiu qu s dng đất sn xut nông nghip

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Quan, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả như sau:

- Trong sản xuất nông nghiệp, khả năng tưới tiêu là một trong những yếu tố chi phối đến khả năng thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Giải pháp đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông và các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất là giải pháp cơ bản nhất, hiệu quả nhất.

- Ưu tiên đầu tư các tuyến giao thông quan trọng, đặc biệt là các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và các tuyến đường xã, đường thôn phục vụ sản xuất, dân sinh, vùng cây nông nghiệp lớn tạo thuận lợi cho nông dân đi lại, trao đổi hàng hóa.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, đồng thời tiếp tục tận dụng các sông, suối xây dựng mới các công trình thủy lợi để đảm bảo tưới, tiêu cho 100% diện tích canh tác.

- Tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tăng nhanh giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích canh tác bằng cách tập trung tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư vùng thâm canh cao sản, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là việc sử dụng giống, kỹ thuật chăm sóc, phân bón...

- Nhân rộng các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, nhân giống cây trồng có chất lượng và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống, nghiên cứu các mô hình kinh tế sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.

- Trong trồng trọt, ô nhiễm môi trường chủ yếu là do các chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và vệ sinh đồng ruộng. Để đảm bảo vệ sinh môi trường nông nghiệp, an toàn thực phẩm cần phát triển theo hướng áp dụng quy trình kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, sản xuất sạch, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, sử dụng phân bón có tác dụng bảo vệ và tăng cường hiệu quả của phân đạm để hạn chế sử dụng phân đạm, tăng sức đề kháng cho cây, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 - Nhà nước cần có các hình thức trợ giúp giá nông lâm sản, vật tư nông nghiệp (phân bón, thức ăn…) cho người dân để họ yên tâm đầu tư canh tác. Người dân cần linh hoạt trong việc nghe ngóng thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng nông lâm sản trên thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp và tránh tình trạng bị tư thương ép giá.

- Do đời sống của người dân chưa cao nên cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy chính quyền địa phương cần phải làm cầu nối giữa người dân và các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho người dân được vay vốn một cách nhanh nhất và thuận tiện để phát triển sản xuất.

- Đẩy mạnh đào tạo, mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp để tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và có tay nghề, tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm, thực hiện tốt chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 91 - 97)