Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 43)

2. Mục đích, yêu cầu

2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

a. Hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chúng tôi áp dụng một số chỉ tiêu chính sau:

+ Giá trị sản xuất (GTSX/1ha/năm) là toàn bộ sản phẩm mà loại hình sử dụng đất thu được trong một năm trên 1 ha đất được tính bằng sản lượng * giá bán sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (CPTG/1ha/năm) là toàn bộ chi phí vật chất và công lao động thuê ngoài trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình) của 1 loại hình sử dụng đất trong một năm trên một ha đất.

+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là sản phẩm xã hội được tạo thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX - CPTG (triệu đồng/ha/năm)

+ Giá trị ngày công lao động = GTGT/ công lao động + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = GTGT/CPTG

b. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 - Mức độ thu hút lao động, hiệu quả giải quyết việc làm;

- Giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất;

c. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường cũng là một chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đánh giá một số chỉ tiêu mang tính định tính như:

- Mức đầu tư phân bón (việc bón phân vô cơ và hữu cơ); - Mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật;

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

- Mức độ che phủ của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất trên 35% quanh năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)