Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 27 - 31)

2. Mục đích, yêu cầu

1.3.3.Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp

Trong thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 54,2% lực lượng lao động cả nước, đảm bảo đời sống cho 70% dân số, giữ gìn và bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường sinh thái. Đứng trước những cơ hội cũng như thử thách mới, ngành nông nghiệp đã xác định rõ: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phấn đấu xây dựng nhiều cánh đồng, trang trại, hộ nông dân đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp tăng 3,5%, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 40 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD. Để khuyến khích sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa, Chính phủ ban hành một số chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó 10 năm tới những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

* Về sản xuất lương thực: Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh.

Mức sản lượng lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

* Về cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển mạnh cây có dầu (lạc, đậu tương, vừng, hướng dương…) để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi (dâu tằm, bông…) gắn với ngành ươm tơ dệt lụa.

* Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao,

tập trung phát triển cà phê, chè sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền trung, diện tích cây cao su. Bên cạnh đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm mủ từ cao su, gỗ cao su.

* Về rau, hoa quả, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: Các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, … gắn với công nghiệp chế biến.

* Về chăn nuôi: Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển đàn bò sữa, nâng cao chất lượng và năng suất sữa. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà vịt ngan.

* Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát

triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ và tôm nước ngọt. Đồng thời phát triển mạnh nuôi các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.

Theo Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001), khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á cho thấy:

+ Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển ngành hàng dựa vào lợi thế và cải tổ để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 - Thái Lan: Phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.

- Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng địa phương.

- Philipin: Phát huy thế mạnh sẵn có xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, ứng dụng và tiếp thị. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông. Thay đổi chiến lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh.

Ở Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng khoá X (2006) chỉ rõ: “Định hướng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn là: công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái trên từng vùng. Định hướng phát triển vùng ĐBSH là “Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, cùng với lương thực đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, hoa và phát triển chăn nuôi...”.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ khoá XI (2011)cũng nêu: “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh”.

Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001), đã đưa ra định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá như sau:

+ Phát triển mạnh kinh doanh hàng hoá theo chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước đồng thời chuyển mạnh nền nông nghiệp sang hàng xuất khẩu.

+ Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển. Cụ thể là:

- Tăng cường công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển. Quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp theo từng vùng, từng tiểu vùng kinh tế - sinh thái và theo nhóm sản phẩm hàng hoá. Trước hết cần tập trung cho các vùng nông nghiệp trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hoá với quy mô lớn tạo ra sản phẩm hàng hoá chủ lực có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp với điều kiện của vùng.

- Tăng cường đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư thích ứng với yêu cầu thực tế phát triển nông nghiệp. Coi trọng hơn nữa đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới. Tăng đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghệ chế biến.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

- Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 27 - 31)