Xuất một số loại hình sử dụng đất có triển vọng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 86 - 91)

2. Mục đích, yêu cầu

3.4.1.xuất một số loại hình sử dụng đất có triển vọng

Việc đánh giá khả năng thích hợp và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng được tiến hành nhằm lựa chọn các hệ thống sử dụng đất cho tương lai. LUT có triển vọng được đánh giá dựa trên sự tổng hợp của tất cả các yếu tố có liên quan, dựa vào các yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT, các yếu tố hạn chế, các kết quả phân tích kinh tế, tài chính và tác động về môi trường.

3.4.1.1 Nguyên tắc lựa chọn LUT có triển vọng

- LUT được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình của địa bàn, đảm bảo tính thích nghi cao của LUT được lựa chọn.

- Phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của LUT được lựa chọn. Trong thực tế rất hiếm khi người ta lựa chọn một LUT mà lợi nhuận thu được thấp hơn LUT trước đó, trừ khi để đảm bảo tính ổn định cho một loại sản phẩm nào đó mà người ta buộc phải giữ lại một số LUT nhất định dù biết rằng hiệu quả kinh tế của nó chưa phải là tối ưu.

- Phải phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng của địa phương (mạng tưới tiêu, hệ thống giao thông…).

- Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hóa của địa phương để phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 xuất của các nhà quản lý.

- Phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ độ màu mỡ của đất.

3.4.1.2 Tiêu chuẩn để lựa chọn các LUT có triển vọng

Theo Quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343- 98 thì tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các LUT có triển vọng gồm:

- Đảm bảo đời sống của người nông dân (an toàn lương thực, mức sống, gia tăng lợi ích của nông dân…).

- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.

- Định canh định cư, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

- Sự tác động của thị trường.

Dựa vào mức độ phân cấp ở trên với kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp mức độ hiệu quả các LUT. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.17 như sau:

Bảng 3.17: Đánh giá khả năng sử dụng các loại hình sử dụng đất

TT LUT Hikinh tệu quếả Hixã hệu quội ả môi trHiệu quường ả Khlựa chả năọng n I Vùng 1

1 LUT: Chuyên lúa ** ** ** **

2 LUT: 2 Lúa - 1 màu ** ** ** **

3 LUT: 1 Lúa - 1 màu ** * ** **

4 LUT: Chuyên màu ** ** ** **

5 LUT: Cây ăn quả *** *** *** ***

6 LUT: Cây công nghiệp *** *** *** ***

II Vùng 2

1 LUT: Chuyên lúa ** ** ** **

2 LUT: 2 Lúa - 1 màu ** ** ** **

3 LUT: 1 Lúa - 1 màu * ** ** **

4 LUT: Chuyên màu ** ** ** **

5 LUT: Cây ăn quả *** *** *** ***

6 LUT: Cây công nghiệp *** *** *** ***

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán và phiếu điều tra nông hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: Cao : *** ; Trung bình: ** ; Thấp: *

Nhận xét chung: Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho thấy điều kiện đất đai khí hậu khá phù hợp với các loại cây trồng, đem lại hiệu quả sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 nông nghiệp của huyện là khá cao, có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Đa số các loại cây hoa màu, cây ăn quả đều cho hiệu quả khá cao. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện đều có khả năng sử dụng bền vững trong tương lai. Tuy nhiên mặc dù đã đa dạng các loại cây trồng nhưng diện tích lúa độc canh còn khá nhiều. Luân canh sử dụng đất ở mức thấp. Diện tích đất trồng 3 vụ còn thấp, phát triển cây vụ đông trên chân đất 2 lúa đem lại hiệu quả cao nhưng diện tích lại chưa được mở rộng do nhiều nguyên nhân trong đó khó khăn nhất cơ cấu mùa vụ chưa hợp lý diện tích lúa mùa sớm là rất ít không đủ thời gian sản xuất vụ đông, hệ thống thủy lợi nội đồng xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất, nguồn vốn đầu tư của các nông hộ còn hạn chế. Để phát huy hết tiềm năng thì trong định hướng sử dụng đất của huyện cần quan tâm tới việc thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân về vốn sản xuất. Các loại cây trồng hàng hóa cần được đưa vào sản xuất nhiều hơn nữa. Cơ cấu cây trồng 3 vụ cần được quan tâm phát triển vì đây là loại hình sử dụng đất bền vững nhất trong hệ thống trồng trọt. Việc luân canh các cây lương thực và cây màu cần áp dụng để đảm bảo yêu cầu về an toàn lương thực và bảo vệ cải tạo đất. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV.

Dựa trên các quan điểm đề xuất và từ kết quả đánh giá tổng hợp khả năng sử dụng bền vững của các loại hình sử dụng đất ở trên kết hợp với xem xét điều kiện tự nhiên và khả năng khai thác đất đai của huyện Văn Quan, chúng tôi xin đề xuất các loại hình sử dụng đất có thể áp dụng cho huyện văn Quan trong thời gian tới đó là:

* Loại hình sử dụng đất chuyên lúa

Với kiểu sử dụng đất 2 vụ là lúa xuân - lúa mùa, đây là LUT chiếm diện tích khá lớn trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp. LUT này cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng vẫn được người dân chấp nhận, do đảm bảo được an ninh lương thực, sử dụng ít lao động và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, việc duy trì Loại hình sử dụng đất này trên đại bàn nghiên cứu là điều cần thiết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

* Loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu

Hiện nay trên thực tế LUT này đang được áp dụng phổ biến và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hướng phát triển của huyện Văn Quan. Tuy nhiên, việc chọn lựa giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với khu vực, được thị trường chấp nhận. Kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho loại hình này là Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông.

* Loại hình sử dụng đất màu - lúa mùa

LUT này chủ yếu trên vùng đất không chủ động nước tưới, mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa mùa, năng suất cũng không ổn định. Người nông dân ít quan tâm đến việc đổi mới giống cây, loại cây trồng. Do đó, LUT này có các chỉ tiêu kinh tế như: tổng giá trị sản xuất, chi phí sản xuất và thu nhập đều ở mức thấp.

Trong các LUT có cây lúa trong cơ cấu cây trồng thì đây là LUT chiếm diện tích nhỏ nhất, năng suất thấp nhất. Vì vậy, LUT này không có vai trò trong việc đảm bảo an ninh lương thực của địa phương. Mặc dù, hiệu quả môi trường của LUT này là chấp nhận được nhưng nếu xét trên phương diện kinh tế và xã hội thì không đạt yêu cầu. Do đó, trong tương lai LUT này sẽ bị thay thế bởi LUT khác phù hợp và bền vững hơn.

* Loại hình sử dụng đất chuyên màu

Thứ nhất đây là loại hình sử dụng đất với hệ thống cây trồng phong phú gồm các loại rau, các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày… LUT chuyên màu tuy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như lượng phân bón được người dân sử dụng cho LUT này là tương đối nhiều. Lượng thuốc BVTV dư thừa có thể bám lại trên lá, thân cây thậm trí trên quả, khi người và động vật ăn phải có nguy cơ bị ngộ độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của LUT này lại tương đối cao (đạt 43.104 triệu đồng/ha) và các loại rau là không thể thiếu trong thực phẩm của con người. Do đó, LUT này cũng được lựa chọn nhưng phải có biện pháp khuyến cáo người dân về cách sử dụng thuốc BVTV sao cho hiệu quả cao về mặt môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Định hướng trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 những năm tới diện tích LUT này sẽ được tăng dần và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như tăng năng suất cây trồng.

Thứ hai, đáng chú ý là kiểu sử dụng đất độc canh sắn, giá trị sản xuất ở mức thấp, công lao động nhiều, nhưng do mức đầu tư về phân bón và giống ít nên người dân vẫn chấp nhận duy trì kiểu sử dụng đất này. Qua điều tra thực tế cho thấy người dân ở địa phương canh tác không đúng kỹ thuật, diện tích trồng sắn bị thoái hóa nhẹ làm năng suất sắn không cao. Do đó, trong tương lai, cần vận động người dân chuyển sang LUT bền vững hơn.

Thứ ba, do đặc điểm địa hình và khí hậu của vùng rất phù hợp trồng cây dong riềng. Cây dong riềng có thời gian sinh trưởng từ 250 - 280 ngày, cây có khả năng thích ứng rộng, dễ trồng phù hợp với nhiều loại đất ruộng, đất vườn, đồi núi, khe dọc, có khả năng chống chịu hạn, chống chịu một số sâu bệnh về khô lá, ít sâu bệnh. Chi phí chăm sóc thấp, năng suất cũng như sản lượng đạt cao nên đem lại nguồn thu đáng kể giúp nhiều hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo. Năm 2014, xã Tràng Phái được chọn làm xã thí điểm mô hình trồng cây dong riềng với quy mô 89 sào tương đương với 3,2 ha với 8,1 tấn giống với 55 hộ gia đình trong đó có 10 hộ nghèo. Như vậy việc chọn trồng cây dong riềng rất có hiệu quả.

* Loại hình sử dụng đất chuyên cây ăn quả

Loại hình sử dụng đất này vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa điều hòa môi trường sinh thái. Do đó, LUT này được lựa chọn và định hướng tăng thêm diện tích trong năm tới. Tuy nhiên, trên thực tế các hộ gia định sử dụng LUT cây ăn quả còn nhiều hạn chế do vườn trồng nhiều loại cây, kỹ thuật thâm canh chưa được phổ biến đến người dân, chủ yếu là trồng và sản xuất theo kinh nghiệm từ lâu đời. Việc bảo quản sau thu hoạch chưa được phổ biến, sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chủ yếu bán trên thị trường nội huyện. Trên góc độ hiệu quả kinh tế, loại hình cần được ưu tiên phát triển là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao như quýt, mác mật và đó cũng là chủ trương của huyện đặt ra.

* Loại hình sử dụng đất chuyên cây công nghiệp

Cây hồi là loại cây đặc sản mang lại lợi ích trực tiếp cho người lao động, cho nguồn thu nhập ổn định đối các hộ nông dân. Cây hồi còn góp phần nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 đời sống của người dân và xoá đói giảm nghèo, tập trung thu hút được nguồn lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao năng suất lao động nông thôn.

Hơn thế nữa, cây hồi còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ và cải tạo đất.

Như vậy, tất cả có 6 LUT hiện tại của huyện được lựa chọn vì các LUT này đều đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của huyện Văn Quan. Tuy nhiên, các kiểu sử dụng đất cần được cân nhắc và phát triển hợp lý để mang lại hiệu quả cao và bền vững trong mỗi loại hình sử dụng đất của huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 86 - 91)