0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 58 -58 )

2. Mục đích, yêu cầu

3.2.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Bảng 3.4: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất huyện Văn Quan năm 2013

TT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Din tích (ha) Tổng Tỷ lệ (%) Vùng 1 Vùng 2

2.852,07 5.973,38 8.825,45

1 Chuyên lúa Lúa xuân - lúa mùa 513,10 936,60 1.449,70 16,43

2 2 lúa - màu 733,33 992,08 1.725,41 19,55

Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 256,50 346,70 603,20 6,83 Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 198,42 298,43 496,85 5,63 Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 78,56 98,06 176,62 2,00 Lúa xuân - lúa mùa - rau đông 112,50 110,02 222,52 2,52 Lúa xuân - lúa mùa - lạc 87,35 138,87 226,22 2,56

3 Lúa - màu 620,35 1.200,30 1.820,65 20,63

Ngô xuân - lúa mùa 434,16 708,50 1.142,66 12,95 Đậu tương - lúa mùa 124,08 491,80 615,88 6,98 Khoai lang - lúa mùa 62,11 62,11 0,70

4 Chuyên màu 635,11 1.404,24 2.039,35 23,11

Lạc xuân - Lạc mùa 47,60 47,60 0,54 Đậu tương xuân - Khoai lang 56,24 343,02 399,26 4,52 Đậu tương - Ngô 100,57 189,12 289,69 3,28 Ngô xuân - Ngô mùa 150,14 90,50 240,64 2,73

Mía 11,40 9,00 20,40 0,23

Sắn 54,50 322,00 376,50 4,27

Rau các loại 214,66 450,60 665,26 7,54

5 Cây ăn quả Quýt, nhãn, mận, mác mật… 317,43 587,31 904,74 10,25

6 Cây công nghiệp Hồi 32,75 852,85 885,60 10,03

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Kết quả tổng hợp bảng 3.4 cho thấy vùng 1 có 6 loại hình sử dụng đất với 18 kiểu sử dụng đất khác nhau và vùng 2 có 6 loại hình sử dụng đất với 16 kiểu sử dụng đất khác nhau. Cụ thể:

- LUT chuyên lúa: Với 1 kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa có tổng diện tích là 144.9,70 ha, chiếm 16,43% tổng diện tích đất canh tác, phân bố chủ yếu ở vùng trũng của thung lũng, LUT này được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện.

Các giống cây trồng thường dùng:

+ Lúa xuân thường trồng một số giống như: Khang dân, Q5, Xi23.

+ Lúa mùa cấy sớm các giống như: Hoa ưu 109, Kim Cương 90, Khang dân 18, Hương thơm số 1 và giống nếp các loại.

Hình 3.1: LUT chuyên lúa tại xã Yên Phúc

- LUT 2 lúa - màu: Với tổng diện tích là 1.725,41 ha, chiếm 19,55% tổng diện tích đất canh tác được phân bố ở những khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, chân đất vàn, thoát nước tốt, tưới tiêu chủ động. Trong đó các kiểu sử dụng đất có diện tích lớn là LX - LM - ngô đông 603,20 ha (chiếm 6,83% diện tích của LUT), kiểu sử dụng đất LX - LM - đậu tương có diện tích gieo trồng thấp nhất 176,62 ha (chiếm 2,00% diện tích của LUT). Đây là loại hình sử dụng đất đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 + Vụ xuân: Trồng các giống như Khang dân 18, Bao thai, Q5, Xi23... thời vụ gieo trồng bắt đầu tháng 1 - 2, thời gian sinh trưởng từ 105 - 135 ngày, năng suất từ 48 - 50 tạ/ha.

+ Vụ mùa: Trồng các giống ngắn ngày thuộc các giống lúa mùa sớm như giống lúa lai nhị ưu 63, bao thai...thời vụ gieo trồng bắt đầu tháng 6 - 7, thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày;

+ Vụ đông: bao gồm các cây trồng như ngô, khoai lang, đậu tương đông, lạc, bắp cải, su hào, cà chua, dưa chuột, cải làn, cải ngồng...

Hình 3.2: Ruộng trồng khoai lang xã Tràng Phái

- LUT lúa - màu: Với diện tích là 1.820,65 ha, chiếm 20,63 % tổng diện tích đất canh tác. LUT này được phân bố trên địa hình chân đất vàn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tưới tiêu chủ yếu nhờ nước trời. Trong đó có kiểu sử dụng đất Khoai lang - Lúa mùa với diện tích 62,11 ha (chỉ có ở tiểu vùng 1), còn kiểu sử dụng đất Ngô xuân - Lúa mùa và Đậu tương - lúa mùa có ở cả hai tiểu vùng.

Cây trồng của LUT này được phân bố như sau:

+ Ngô là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh trong vai trò là cây lương thực chủ đạo ở vùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 trung du miền núi. Các giống thường được sử dụng như ngô Bioseed, ngô Lai NK4300, NK54 ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương. Do tăng diện tích trồng ngô, đưa ngô lai vào sản xuất cũng như thực hiện các biện pháp thâm canh nên năng suất trung bình của ngô tăng từ 43,9 tạ/ha (2008) lên 45,9 tạ/ha (2013). Cây ngô là cây trồng khá thích hợp với điều kiện đất đai của huyện, sản phẩm chủ yếu của ngô là làm lương thực cho người đân chứ chưa phục vụ nhiều trong chăn nuôi

+ Khoai lang: thường sử dụng giống khoai mật, khoai tím. Đối với các cây trồng này người nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu.

+ Lúa mùa: thường sử dụng các giống ngắn ngày như: Khang dân 18, Bắc thơm số 7, Kim cương 90…

- LUT chuyên màu: Với diện tích là 2.039,35 ha, chiếm 23,11 % diện tích đất canh tác, phân bố trên đất vàn cao và tập trung hầu hết các xã trung tâm huyện và thị trấn. Trong đó, kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất là Rau các loại 665,26 ha (chiếm 7,54% diện tích của LUT), kiểu sử dụng đất thấp nhất là kiểu sử dụng đất trồng mía với diện tích 20,4 ha (chiếm 0,23% diện tích của LUT) và kiểu sử dụng đất là Lạc xuân - Lạc mùa có diện tích 47,6 ha (chiếm 0,54% diện tích của LUT) chỉ có ở tiểu vùng 1. Diện tích trồng màu có xu hướng tăng do chuyển từ đất lúa năng suất thấp tại các chân vàn cao sang trồng màu.

Cây trồng của LUT này được phân bố như sau:

+ Đậu tương chủ yếu sử dụng các giống DT12, AK06, AK05. + Ngô chủ yếu sử dụng các giống NK4300, NK54, GS8…

+ Lạc xuân: thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, năng suất đạt 32 tạ/ha.

+ Lạc mùa: thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 7 - 8, năng suất đạt 26 tạ/ha.

+ Sắn: thường sử dụng giống sắn KM94, KM60, và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất xám và nhóm đất đỏ, chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, tuy nhiên người dân chưa quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 tâm đến bón phân cho sắn, dẫn đến đạt năng suất thấp, đạt trên dưới 82,2 tạ/ha.

+ Mía: Chủ yếu được trồng trong diện tích vườn tạp của hộ gia đình. Diện tích trồng mía trên địa bàn huyện chỉ có 20,4 ha, năng suất trung bình đạt 395,0 tạ/ha. Sản phẩm chủ yếu dùng trong gia đình và phục vụ nhu cầu dân cư trên địa bàn huyện.

Hình 3.3 : LUT chuyên màu xã Yên Phúc

- LUT cây ăn qu: Với diện tích 904,74 ha, chiếm 10,25% tổng diện tích đất canh tác, phân bố ở hầu hết các loại đất của huyện, chủ yếu là của các hộ gia đình, cá nhân theo mô hình trang trại. Ngoài ra, cây ăn quả còn tận dụng trồng trong vườn tạp với các loại cây như: Quýt, nhãn, mận, mác mật ... nhưng năng suất không đáng kể, chỉ phục vụ cho nhu cầu của gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

- LUT cây công nghip: Với kiểu sử dụng đất chủ yếu là cây hồi. Cây hồi ở Văn Quan chủ yếu là hồi 8 cánh. Hồi 8 cánh là loài cây thân gỗ, lá rộng, thường xanh, cao 8-10m, đường kính thân cây 20-30 cm được trồng phổ biến. Mỗi năm hồi cho thu hoạch 2 vụ: Vụ tứ quý vào tháng 4-5 và vụ mùa vào tháng 10-11. Cây hồi bắt đầu bói quả ở 7-8 năm tuổi, cho nhiều quả nhất ở độ tuổi 20-60 tuổi. Cây hồi ưa đất tốt, giàu mùn, đạm, kali, thành phần cơ giới nặng, giàu hạt sét, tầng đất màu dày 80 cm, không có hoặc ít đá lẫn. Hồi được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm hấp dẫn cho chế biến thực phẩm...

Hình 3.5: LUT cây công nghiệp xã Trấn Ninh 3.3. Hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

3.3.1. Đánh giá hiu qu kinh tế ca các loi hình s dng đất theo vùng

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sản phẩm sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không. Từ thực tiễn đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định.

Tổng hợp từ kết quả điều tra, chúng tôi tính toán được hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất các vùng trên địa bàn huyện thể hiện trong bảng 3.6 và bảng 3.7.

Để cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất có cơ sở khoa học, chúng tôi đã tiến hành phân cấp các chỉ tiêu kinh tế. Các chỉ tiêu được phân cấp dựa trên cơ sở tình hình kinh tế, xã hội của địa phương và tham khảo ý kiến của người dân. Các chỉ tiêu được đánh giá định lượng bằng tiền và phân ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 thành các mức khác nhau. Các chỉ tiêu đạt mức càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế được phân cấp như sau:

Bảng 3.5: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mc độ

Cao Trung bình Thấp

1 Giá tr(GTGT/ha) gia tăng Triệu đồng > 50 30 – 50 < 30

2 Giá tr(GTGT/L gia tĐă) ng lao động Nghìn đồng > 70 50 – 70 < 50

3 Hi(GTGT/CPTG) u quđồng vn Lần > 1,5 1 – 1,5 < 1

* Vùng 1: Vùng 1 có 18 kiểu sử dụng đất với nhiều công thức luân canh

khác nhau. Điển hình là loại hình sử dụng đất: lúa xuân - lúa mùa, 2 lúa - màu, lúa - màu, chuyên màu, chuyên cây ăn quả, cây công nghiệp. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 1 được tổng hợp trong bảng 3.6.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Ký hiệu sLoi hình

ử dụng đất Kiu s dng đất GTSX (Công) LĐ CPTG GTGT GTGT/L(1.000 đĐ) HQ (lầĐn) V

LUT1 Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa 50.084 537 18.425 31.659 58,96 1,72

LUT2 2 lúa - màu 71.505 750,6 25.332 46.173 61,56 1,82

2. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 77.624 750 27.356 50.268 67,02 1,84

3. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 73.459 717 27.994 45.465 63,41 1,62

4. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương 66.404 723 23.802 42.602 58,92 1,79

5. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông 71.456 812 24.037 47.419 58,40 1,97

6. Lúa xuân - lúa mùa - lạc 68.584 751 23.472 45.112 60,07 1,92

LUT3 Lúa - màu 41.372 460,7 17.208 24.164 52,32 1,40

7. Ngô xuân - lúa mùa 46.500 475 18.180 28.320 59,62 1,56

8. Đậu tương - lúa mùa 35.280 448 14.626 20.654 46,10 1,41

9. Khoai lang - lúa mùa 42.335 459 18.817 23.518 51,24 1,25

LUT4 Chuyên màu 27.897 269,0 10.310 17.587 65,02 1,71

10. Lạc xuân - Lạc mùa 20.530 240 10.095 10.435 43,48 1,03

11. Đậu tương xuân - Khoai lang 39.695 366 14.946 24.749 67,62 1,66

12. Đậu tương - Ngô 43.860 399 14.308 29.552 74,07 2,07

13. Ngô xuân - Ngô mùa 27.540 213 8.931 18.609 87,37 2,08

14. Mía 23.375 180 9.569 13.806 76,70 1,44

15. Sắn 18.906 210 8.707 10.199 48,56 1,17

16. Rau các loại 21.372 275 5.612 15.760 57,31 2,81

LUT5 Cây ăn quả 17. Quýt, nhãn, mận, mác mật… 99.540 335 18.953 80.587 240,56 4,25

LUT6 Cây công nghiệp 18. Hồi 81.450 400 12.453 68.997 172,49 5,54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Qua bảng 3.6 cho thấy kiểu sử dụng đất 2, 3, 5, 17, 18 là những kiểu sử dụng đất mang lại giá trị sản xuất trên 1 ha cao nhất, đồng thời cũng đòi hỏi chi phí trung gian cao hơn so với các công thức luân canh còn lại. Kiểu sử dụng đất cây ăn quả mang lại giá trị sản xuất cao nhất vùng với 99.540 nghìn đồng/ha gấp 5,26 lần chuyên trồng sắn (18.906 nghìn đồng/ha). Kiểu sử dụng đất mang lại giá trị sản xuất thấp nhất là sắn với 18.906 nghìn đồng/ha.

Xét về giá trị gia tăng thì kiểu sử dụng đất Cây ăn quả vẫn cho giá trị cao nhất với 80.587 nghìn đồng/ha. Tiếp theo là kiểu sử dụng đất cây công nghiệp với 68.997 nghìn đồng/ha, kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông với 50.268 nghìn đồng/ha. Và kiểu sử dụng đất mang lại giá trị gia tăng thấp nhất là sắn với 10.199 nghìn đồng/ha. Cụ thể như sau:

- LUT chuyên lúa: giá trị sản xuất đạt 50.084 nghìn đồng; chi phí trung

gian là 18.425 nghìn đồng; giá trị gia tăng đạt 31.659 nghìn đồng. Giá trị gia tăng lao động đạt mức trung bình 58,96 nghìn đồng. Hiệu quả đồng vốn ở mức 1,72 lần. Hiệu quả kinh tế của LUT này đạt giá trị trung bình. Hai vụ lúa là hình thức canh tác truyền thống và chủ yếu trên địa bàn huyện, tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các LUT khác nhưng mức đầu tư cho sản xuất thấp, thu nhập ổn định do ít bị rủi ro ngay cả khi có những biến động lớn về thời tiết và thị trường tiêu thụ. Việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của LUT này cũng khá dễ dàng. Hơn nữa, đây là LUT quan trọng nhất đảm bảo vấn đề an toàn lương thực cho người dân.

- LUT 2 lúa - 1 màu: giá trị sản xuất bình quân đạt 71.505 nghìn đồng; chi phí trung gian là 25.332 nghìn đồng; giá trị gia tăng trung bình đạt 46.173 triệu đồng. Giá trị gia tăng/lao động là 61,56 nghìn đồng; hiệu quả đồng vốn ở mức 1,82 lần. LUT này đạt hiệu quả kinh tế trung bình, cụ thể các kiểu sử dụng đất là:

+ Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông: giá trị sản xuất đạt 77.624 nghìn đồng; chi phí trung gian là 27.356 đồng; giá trị gia tăng đạt 50.268 nghìn đồng. Giá trị gia tăng/lao động là 67,02 nghìn đồng; hiệu quả đồng vốn ở mức 1,84 lần.Đây là kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong LUT này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 + Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang: giá trị sản xuất đạt 73.459 nghìn đồng; chi phí trung gian là 27.994 đồng; giá trị gia tăng đạt 45.465 nghìn đồng. Giá trị gia tăng/lao động là 63,41 nghìn đồng; hiệu quả đồng vốn ở mức 1,62 lần. Kiểu sử dụng đất này đạt hiệu quả kinh tế trung bình.

+ Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương: giá trị sản xuất đạt 66.404 nghìn đồng; chi phí trung gian là 23.802 đồng; giá trị gia tăng đạt 42.602 nghìn đồng. Giá trị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 58 -58 )

×