2. Mục đích, yêu cầu
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, bao gồm : vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng và các nguồn tài nguyên khác;
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số, lao động, việc làm, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi...).
2.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Văn Quan
- Điều tra hiện trạng và tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Quan.
- Mô tả cụ thể từng loại hình và từng kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Sử dụng một số chỉ tiêu kinh tế trong đánh giá cụ thể như: Giá sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập, thu nhập thuần, thu nhập thực tế trên công...
- Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
2.3.4. Đề xuất một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thích hợp
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp khác nhau.
Huyện Văn Quan là huyện miền núi nên mang tính chất đặc trưng của khu vực miền núi. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc với nhiều đồi đất nằm rải rác, các dãy núi đá vôi bao bọc xung quanh, xen lẫn các con sông suối tạo nên các thung lũng. Dựa vào điều kiện địa hình, tính chất các loại đất và đặc điểm hệ thống cây trồng có thể chia lãnh thổ của huyện thành 2 vùng: vùng 1, vùng 2.
- Vùng 1: Vùng này có địa hình vùng đồi núi đất xen kẽ các dải đất bằng và đất bồi tụ. Gồm các xã: Bình Phúc, Hòa Bình, Tràng Phái, Tú Xuyên, Văn An, Việt Yên, Xuân Mai, Yên Phúc và thị trấn Văn Quan. Xã chọn đại diện là xã Tràng Phái và xã Yên Phúc.
- Vùng 2: Vùng này địa hình vùng núi và núi cao. Gồm các xã: Chu Túc, Đại An, Đồng Giáp, Hữu Lễ, Khánh Khê, Lương Năng, Phú Mỹ, Song Giang, Tân Đoàn, Trấn Ninh, Tràng Các, Tràng Sơn, Tri Lễ, Vân Mộng, Vĩnh Lại. Chọn xã đại diện là xã Tràng Sơn và xã Trấn Ninh.
Chọn các hộ được điều tra là các hộ tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 04 xã đại diện cho 2 tiểu vùng. Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Chọn hộ điều tra: Chọn 120 hộ/ 4 xã với tiêu chí các nông hộ có các loại hình sử dụng đất phổ biến.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ tỉnh đến huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện , UBND các xã đã lựa chọn để nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng của huyện.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân thông qua các bộ câu hỏi có sẵn. Nội dung điều tra: tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ theo các tiêu chí đáng giá các loại hình sử dụng đất (LUT): LUT, Hệ thống cây trồng, năng suất, sản lượng, tổng giá trị sản phẩm, chi phí trung gian, công lao động, tình trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV ....
2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
a. Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chúng tôi áp dụng một số chỉ tiêu chính sau:
+ Giá trị sản xuất (GTSX/1ha/năm) là toàn bộ sản phẩm mà loại hình sử dụng đất thu được trong một năm trên 1 ha đất được tính bằng sản lượng * giá bán sản phẩm.
+ Chi phí trung gian (CPTG/1ha/năm) là toàn bộ chi phí vật chất và công lao động thuê ngoài trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình) của 1 loại hình sử dụng đất trong một năm trên một ha đất.
+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là sản phẩm xã hội được tạo thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG (triệu đồng/ha/năm)
+ Giá trị ngày công lao động = GTGT/ công lao động + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = GTGT/CPTG
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 - Mức độ thu hút lao động, hiệu quả giải quyết việc làm;
- Giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất;
c. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường cũng là một chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đánh giá một số chỉ tiêu mang tính định tính như:
- Mức đầu tư phân bón (việc bón phân vô cơ và hữu cơ); - Mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật;
- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.
- Mức độ che phủ của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất trên 35% quanh năm.
2.4.4. Các phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu
Các số liệu sau khi thu thập, điều tra được tiến hành xử lý, tổng hợp, phân tích một cách chính xác. Sử dụng các phần mềm máy tính (Word, Excell…).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Quan
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Lạng Sơn 45 km, có đường Quốc lộ 1B chạy qua, với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn). Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng.
- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng. - Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Là huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, Văn Quan có độ cao trung bình khoảng 400 m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.
Địa hình bị chia cắt mạnh gây hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và các hoạt động khác của địa phương.
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Văn Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh, ít mưa.
Nhiệt độ trung bình năm là 21oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là trên dưới 270C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 130C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống đến 90C.
Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm, 70 % lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Do sự phân bố lượng mưa không đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Đây là, vùng không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.
Độ ẩm không khí bình quân 81,5%. Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm, số giờ nắng trung bình năm là 1.466 giờ.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Văn Quan có hệ thống sông suối dày đặc và phân bố khá đồng đều, có 2 con sông lớn chảy qua đó là:
- Sông Kỳ Cùng: thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc), chảy qua huyện Văn Quan với chiều dài khoảng 35 km, bắt đầu từ Nà Kiểng đến Điềm He chảy theo hướng Đông Tây, từ Điềm He đến hết ranh giới huyện chảy theo hướng Nam Bắc. Chế độ dòng chảy biến động lớn, dẫn đến về mùa mưa thường xuất hiện lũ.
- Sông Môpya: Bắt nguồn từ vùng núi phía Nam của huyện, chảy qua xã Tri Lễ, xã Lương Năng, xã Tú Xuyên, Thị trấn Văn Quan, xã Vĩnh Lại, xã Song Giang, hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng. Đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50 km.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có mạng lưới suối khá dày đã cung cấp một trữ lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện có các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất Feralit: Có diện tích 49.304,10 ha, chiếm khoảng 89.60% tổng diện tích đất tự nhiên, gồm các loại sau:
+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq): Có 28.746,75 ha, chiếm 52,24% đất đai hiện có. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, có tầng dày 50 - 120 cm. Hàm lượng mùn, đạm nghèo đến trung bình tùy theo mức độ khai thác. Hàm lượng lân và kali tổng số trung bình, lân và kali dễ tiêu thấp, sắt nhôm di động trung bình; catinon kiềm thấp, đất có phản ứng chua. Phân bố chủ yếu ở các xã Đại An, Chu Túc, Trấn Ninh, Tràng Sơn...Được sử dụng trồng rừng, hồi và cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 7.708,46 ha, chiếm 14,01% diện tích đất, phân bố chủ yếu ở xã Trấn Ninh, xã Hòa Bình, xã Tràng Phái. Đất có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 tầng dày 1 - 1,5 m, hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tổng số trung bình đến khá; hàm lượng lân, kali dễ tiêu nghèo, ma giê thấp, sắt di động cao; đất có phản ứng chua. Được sử dụng để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
+ Đất đỏ nâu trên sản phẩm phong hóa đá vôi (Fv): Với diện tích khoảng 5.585,16 ha, chiếm 10,15% diện tích đất, được phân bố rải rác ở các xã như xã Khánh Khê, xã Tràng Các, xã Tràng Sơn, xã Bình Phúc, Thị trấn Văn Quan... Đất có tầng dày 1 - 2 m với thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình. Hàm lượng chất hữu cơ khá; lân, kali, đạm tổng số trung bình đến nghèo, hàm lượng kali dễ tiêu khá. Được sử dụng để trồng rừng, trồng hồi và cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Diện tích 4.127,12 ha, chiếm 7,50% diện tích đất đai. Thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, độ dày tầng đất từ 10 - 20 cm, đất có phản ứng chua, nghèo lân và kali dễ tiêu. Được sử dụng trồng 1, 2 vụ lúa hay 1 màu, 1 lúa tùy theo khả năng tưới của từng vùng.
+ Đất vàng xám trên đá macma axit (Ba): Diện tích 3.136,61 ha, chiếm 5,70% diện tích đất đai. Đất có màu vàng xám, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ dày tầng canh tác 10 - 20 cm. Hàm lượng mùn, đạm nghèo; lân, kali dể tiêu thấp, đất có phản ứng chua. Phân bố ở các xã Đồng Giáp, Khánh Khê... Sử dụng trồng lúa nhưng năng suất thấp.
- Nhóm đất sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích khoảng 456,73 ha, chiếm 0,83% diện tích đất đai, nằm ven theo các khe suối, phân bố ở nhiều xã trong huyện. Thành phần cơ giới nhẹ và trung bình. Hàm lượng mùn, đạm tổng số nghèo; lân, kali tổng số giàu; lân, kali dễ tiêu nghèo, đất có phản ứng chua, độ dày tầng canh tác 15 - 20 cm. Được sử dụng trồng màu, lúa – màu hoặc 2 lúa.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có 771,27 ha, chiếm 1,40% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.
- Đất núi đá không có rừng cây: Có 4.496,13 ha, chiếm 8,17% tổng diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các xã Tràng Phái, Yên Phúc, Tràng Sơn...
Nhìn chung các loại đất của huyện có độ phì nhiêu từ trung bình đến khá, có tầng dày đất khá, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm (cây ăn quả, chè, hồi...).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
* Diện tích đất được thống kê theo mục đích sử dụng:
Theo kết quả thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích đất của huyện là 55.028,23 ha. Bao gồm các loại đất sau:
- Đất nông nghiệp: Diện tích 45.972,05 ha, chiếm 83,54% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 2.548,60 ha, chiếm 4,63% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng là 6.507,58 ha, chiếm 11,83% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất đô thị: Diện tích 1.503,39 ha, chiếm 2,73% tổng diện tích toàn huyện, là diện tích của Thị trấn Văn Quan và một phần xã Văn An, xã Yên Phúc.
- Đất khu dân cư nông thôn: Diện tích 1.457,71 ha, chiếm 2,65% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
* Tài nguyên nước
Văn Quan là một trong những huyện có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn nước mặt: Huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Kỳ Cùng và sông Môpya chảy qua với tổng chiều dài 2 con sông này là 85 km, ngoài ra còn có mạng lưới khe suối cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong huyện. Chất lượng nguồn nước khá tốt, là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện tương đối phong phú với chất lượng nước tốt. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình là các đồi núi cao nên việc khai thác nguồn nước này gặp nhiều khó khăn.
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của huyện Văn Quan tương đối lớn. Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2014 thì diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 37.046,32 ha, chiếm 67,32% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó bao gồm các loại rừng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
- Đất rừng phòng hộ: Diện tích 8.543,25 ha, chiếm 15,53% tổng diện tích, được phân bổ trên địa bàn các xã.
- Đất rừng sản xuất: Diện tích 27.442,07 ha, chiếm 49,87% tổng diện tích, được phân bổ trên địa bàn các xã.
- Đất rừng đặc dụng: Diện tích 1.061,00 ha, chiếm 1,93% tổng diện tích,