Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 81 - 86)

2. Mục đích, yêu cầu

3.3.3.Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện

Một số ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu sau:

- Mức đầu tư phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất. - Mức độ che phủ đất

3.3.3.1. Mức độ sử dụng phân bón

Kết quả điều tra hộ dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng hàng năm, so sánh với tiêu chuẩn bón phân của phòng Nông nghiệp huyện Văn Quan được trình bày trong bảng 3.13 như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Bảng 3.13 So sánh mức đầu tư phân bón với hướng dẫn bón phân cân đối

TT Cây trồng Mức đầu tư phân bón

Tiêu chuẩn của phòng Nông nghiệp huyện N P2O5 K2O P/C N P2O5 K2O P/C 1 Lúa xuân 75,45 33,70 22,64 4,77 120-130 80-90 30-50 08-10 2 Lúa mùa 63,77 25,51 15,76 5,18 85-105 50-60 0-25 06-08 3 Ngô 138,35 55,34 55,33 4,41 138-184 80-100 72-90 08-10 4 Khoai Lang 56,10 47,39 41,78 7,78 50-60 40-50 60-90 5 Sắn 80,70 57,85 65,30 6,24 6 Đậu tương 58,80 57,05 67,40 4,70 20-30 40-60 50-60 5-6 7 Lạc 20,00 43,95 39,95 4,16 30 60-90 45-60 08-10

Qua bảng 3.13 cho thấy:

+ Mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng tương đối cao, đặc biệt là nhóm cây rau màu. Nguồn đạm chủ yếu lấy từ đạm urê, lân chủ yếu từ supe lân, Kali chủ yếu từ kali clorua

+ Tỷ lệ bón phân N:P:K đối với mỗi cây trồng ở mỗi vùng là khác nhau. Một số cây trồng tỷ lệ bón phân còn mất cân đối nghiêm trọng. Nông dân bắt đầu có thói quen sử dụng Kali cho cây trồng nhưng số lượng vẫn không lớn, tỷ lệ đạm, lân vẫn là chủ yếu. Như vậy mức bón phân cho cây trồng ở Văn Quan tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa hợp lý.Đây là lý do ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Từ đó dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng tăng.

+ Lượng phân chuồng bón cho các cây trồng đều ở mức quá thấp so với yêu cầu như cây ngô lượng phân chuồng theo tiêu chuẩn là 08 - 10 tấn/ha nhưng theo điều tra thực tế người nông dân chỉ bón với lượng trung bình là 4,41 tấn/ha. Đây là cũng là nguyên nhân làm thoái hoá đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất.

Mức độ đầu tư phân bón các vùng trong huyện là khác nhau, cụ thể:

- Vùng 1: Lúa xuân, lạc lượng đạm, lân, kali và lượng phân chuồng sử dụng thấp hơn tiêu chuẩn. Lúa mùa lượng kali đúng tiêu chuẩn nhưng lượng đạm, lân, phân chuồng sử dụng thấp hơi tiêu chuẩn. Cây ngô sử dụng lượng đạm đúng tiêu chuẩn cho phép nhưng lượng lân, kali và phân chuồng thấp so tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 chuẩn. Cây khoai lang sử dụng lượng đạm, lân, kali trong tiêu chuẩn cho phép. Cây đậu tương sử dụng đạm, kali quá giới hạn cho phép nhưng lượng lân và phân chuồng lại ít so với tiêu chuẩn.

Bảng 3.14 So sánh mức đầu tư phân bón với hướng dẫn bón phân cân đối ở vùng 1

TT Cây trồng Mức đầu tư phân bón

Tiêu chuẩn của phòng Nông nghiệp huyện N P2O5 K2O P/C N P2O5 K2O P/C 1 Lúa xuân 70,30 35,15 21,09 4,13 120-130 80-90 30-50 08-10 2 Lúa mùa 67,34 26,94 13,47 4,58 85-105 50-60 0-25 06-08 3 Ngô 138,20 55,28 69,10 4,12 138-184 80-100 72-90 08-10 4 Khoai Lang 50,20 45,18 40,16 8,10 50-60 40-50 60-90 5 Sắn 80,70 40,50 50,60 5,90 6 Đậu tương 55,30 50,00 64,50 6,00 20-30 40-60 50-60 5-6 7 Lạc 19,50 44,85 40,95 4,52 30 60-90 45-60 08-10 8 Hồng 120,30 160,50 200,20 20,00

- Vùng 2: Các cây lúa xuân, lạc có mức sử dụng đạm thấp hơn tiêu chuẩn. Cây lúa mùa dùng lượng kali trong tiểu chuẩn cho phép, nhưng lượng đạm, lân lại thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Cây đậu tương sử dụng lượng đạm, lân, kali quá tiêu chuẩn. Trong đó hầu hết các loại cây trồng sử dụng lượng đạm, lân và kali đều thấp so tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể mức đầu tư phân bón của vùng 2 trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15 So sánh mức đầu tư phân bón với hướng dẫn bón phân cân đối ở vùng 2

TT Cây trồng Mức đầu tư phân bón

Tiêu chuẩn của phòng Nông nghiệp huyện N P2O5 K2O P/C N P2O5 K2O P/C 1 Lúa xuân 80,60 32,24 24,18 5,41 120-130 80-90 30-50 08-10 2 Lúa mùa 60,20 24,08 18,06 5,78 85-105 50-60 0-25 06-08 3 Ngô 138,50 55,40 41,55 4,69 138-184 80-100 72-90 08-10 4 Khoai Lang 62,00 49,60 43,40 7,45 50-60 40-50 60-90 5 Sắn 80,70 75,20 80,00 6,57 6 Đậu tương 62,30 64,10 70,30 3,40 20-30 40-60 50-60 5-6 7 Lạc 20,50 43,05 38,95 3,79 30 60-90 45-60 08-10 8 Hồng 114,0 152,24 190,80 22,00

Tóm lại, xét tổng lượng phân bón tỉ lệ N:P:K đạt yêu cầu ở mức trung bình. Nhưng xét trên từng cây trồng cụ thể, tỷ lệ này chưa cân đối. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất lâu bền phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ bón phân N:P:K cân đối cho từng cây trồng. Để đánh giá chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 xác về sự ảnh hưởng của phân bón đến môi trường cần được nghiên cứu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu.

3.3.3.2. Sử dụng thuốc BVTV

Theo tổng hợp từ số liệu điều tra thì hiện nay trên địa bàn huyện Văn Quan có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV với các nhà sản xuất khác nhau. Một số loại thuốc BVTV được người dân huyện Văn Quan sử dụng cho một số cây trồng trình bày ở bảng 3.16.

Bảng 3.16 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số cây trồng của huyện Văn Quan TT Cây trồng chính Tên thuốc Số lần phun thực tế Số lần phun theo hướng dẫn Liều lượng sử dụng thực tế Liều lượng theo hướng dẫn

1 Cây lúa Sofit 300EC 2-3 lần/vụ 1-2 lần/vụ 30 ml 30 ml

Rambo 800WG 1-2 lần/vụ 1 lần/vụ 0,8g 0,8g

2 Rau các loại Monitor 2-3 lần/vụ 1-2 lần/vụ 18g 18g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Cây ăn quả Fastac 5EC 1-2 lần/năm 1 lần/vụ 16-20ml 16-20ml

Bestox 5EC 1-2 lần/năm 1 lần/vụ 16-20ml 16-20ml

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Số liệu bảng 3.16 cho thấy:

- Đối với cây lúa: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa tùy thuộc vào thời tiết, tình hình sâu bệnh, thường các hộ phun trung bình 1-2 lần/vụ, mỗi lần phun có thể kết hợp 1-2 loại thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ yếu như: Rambo 800WG trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá; Sofit 300EC trừ cỏ...

- Đối với các loại như dưa chuột, bắp cải, su hào...: Qua điều tra cho thấy, số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn so với các cây trồng khác, trung bình từ 2 – 3 lần/vụ. Các loại thuốc thường sử dụng như thuốc trừ sâu Monitor .Như vậy, đối với các cây rau, do số lần phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều, hơn nữa có lần phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc còn dư trong đất và trong sản phẩm rau quả, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 - Đối với cây ăn quả, các hộ chỉ sử dụng 1 - 2 lần trong 1 năm ở các thời điểm cây ra lộc, ra hoa, dùng chủ yếu thuốc Fastac 5EC trừ bọ xít, Bestox 5EC…với lượng thuốc này không ảnh hưởng đến môi trường

Tổng hợp số liệu cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV của các loại hình sử dụng đất như sau:

LUT chuyên màu có thể gây ô nhiễm nhiều tới môi trường đất hơn các LUT khác do các cây rau màu được phun nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng và liều lượng phun cũng sẽ lớn hơn các LUT khác. Tiếp đó là các LUT 2lúa – 1màu và LUT lúa - màu

Hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV của người dân còn nhiều bất cập do sự thiếu hiểu biết về sâu bệnh nên các hộ nông dân sử dụng thuốc chủ yếu là do thói quen và phun thuốc không theo định kỳ hoặc quá lạm dụng thuốc như dùng một loại thuốc cho nhiều loại sâu bệnh khác nhau, phun không đúng thời điểm, đúng liều lượng...Người nông dân còn có thói quen xấu là vứt bao bì thuốc BVTV xuống kênh mương, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước.

3.3.3.3. Khả năng bảo vệđất của hệ thống cây trồng và mức độ che phủđất

* Khả năng bảo vệđất đối với hệ thống cây trồng

- Các LUT 2 lúa, LUT 2 lúa - 1 màu, LUT lúa - màu, LUT chuyên rau màu: đều thích hợp với điều kiện đất đai hiện tại, có khả năng cải tạo và bảo vệ đất. Việc rút nước trồng màu đã góp phần thay đổi môi trường đất từ yếm khí sang hảo khí sau 2 vụ trồng lúa giúp cho việc phân giải chất hữu cơ tốt hơn, tăng cường cải thiện chế độ không khí cho đất. Do đó, trong thời gian tới cần phát triển diện tích các LUT có khả năng bảo vệ đất cao, đồng thời tuyển chọn những giống cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- LUT cây ăn qu: các loại cây trồng trong LUT này đều rất phù hợp với điều kiện đất đai của huyện, giữ đất tốt, khả năng che phủ lớn, đạt hiệu quả cao về môi trường.

- LUT cây công nghip: LUT này đem lại hiệu quả môi trường rất lớn do

có khả năng che phủ cao và trả lại nhiều tàn dư thực vật cho đất. Những khu vực trồng hồi tập trung tạo thành rừng phòng hộ có tác dụng ngăn lũ, chắn gió, chống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 rửa trôi, xói mòn đất, bảo vệ cuộc sống của người dân.

* Mức độ che phủ

Là một huyện miền núi, đất dốc, địa hình chia cắt nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất diễn ra thường xuyên. Đặc biệt trong những năm gần đây thường xảy ra các hiện tượng lũ quét gây thiệt hại lớn về người và của. Do đó, việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là rất cần thiết. Trên đại bàn huyện, các LUT cây công nghiệp, cây ăn quả... Bên cạnh việc mang lại giá trị kinh tế thì đã góp phần vào việc xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. Như vậy so với diện tích đất đồi núi vẫn còn phần lớn diện tích chưa đưa vào canh tác. Trong tương lai, huyện cần mở rộng diện tích các loại cây này nhằm nâng cao tỷ lệ che phủ đất, giảm nhẹ hiện tượng xói mòn, rửa trôi và lũ quét.

3.4. Đề xuất một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thích hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 81 - 86)