- Xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của DA:
- Kết luận khái quát về mức độ thỏa mãn cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm của DA.
- Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của DA. - Đánh giá sản phẩm của DA.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của DA…
Đối với sản phẩm xuất khẩu:
- Sản phẩm xuất khẩu có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hay không.
- Đánh giá lợi thế so sánh, ưu nhược điểm của hàng xuất khẩu với hàng ngoại. - Đánh giá tiềm năng xuất khẩu sản phẩm của DA.
- Đánh giá vấn đề hạn ngạch của thị trường dự kiến xuất khẩu. 2.2.4.4. Thẩm định khía cạnh công nghệ - kỹ thuật của DA.
- Đánh giá công suất của DA.
- Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà DA lựa chọn. - Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của DA.
- Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng DA. - Phân tích, đánh giá các giải pháp xây dựng.
- Thẩm định tác động của DA đến môi trường. 2.2.4.5. Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của DA.
- DA có sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nước hay không? Đã mang lại lợi ích kinh tế gì cho đất nước?
- Mục tiêu của DA có phù hợp với mục tiêu xã hội không?
- DA có tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống hay không? 2.2.4.6. Thẩm định khía cạnh tài chính của DA.
- Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn. - Thẩm định nguồn vốn huy động cho DA.
- Kiểm tra tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của DA.
- Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của DA. - Kiểm tra tính chính xác của tỉ suất “r” trong phân tích tài chính DA. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động.
- Thẩm định dòng tiền của DA.
- Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA.
- Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của DA.
2.2.5. Ví dụ minh họa về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện Nậm Tông. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thuỷ điện Sapa.
A. Giới thiệu khách hàng.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thuỷ điện Sapa. - Đại diện theo pháp luật: Giám đốc – Ông Cù Mạnh Thủy. - Địa chỉ: P. Phố Mới, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Điện thoại : 020.3837588. Fax: 020.3837588
- Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy phép đầu tư: Số 1203000096 ngày 2/8/2007, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 22/4/2009 bởi Sở KH&ĐT Lào Cai.
- Vốn điều lệ : 228 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu : 22,5 tỷ đồng - Ngành kinh doanh chính: Đầu tư, kinh doanh thủy điện.
B. Nhu cầu vay vốn.
- Số tiền vay : 286.000.000.000 đồng (Hai trăm tám sáu tỷ đồng). - Thời hạn vay : 156 tháng. Thời hạn ân hạn : 48 tháng
- Mục đích : Đầu tư Dự án Nhà máy Thủy điện Nậm Tông. - Tổng mức đầu tư: 760.662 triệu đồng (bao gồm cả VAT). - Tài sản đảm bảo:
+ Bảo lãnh bằng văn bản của Ngân hàng Phát Triển tương ứng với 30% tổng mức đầu tư.
+ Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện và không huỷ ngang của Công ty điện lực 1 (PC1) đối với toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Công ty CP Thuỷ điện Sapa (SPC)
tại ACB (theo mẫu của ACB) kể cả trong trường hợp PC1 có thay đổi tỷ lệ vốn góp trong SPC.
C. Thẩm định khách hàng.
* Quá trình hình thành và phát triển.
Theo giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 12121000004 ngày 02/03/07 của UBND tỉnh Lào Cai thì DAĐT thuỷ điện Nậm Tông do Công ty CP Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc 3 (NEDI3) triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do các DA thuỷ điện nằm ở các huyện vùng sâu, cách xa nhau nên việc quản lý đầu tư, điều hành gặp nhiều khó khăn và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, việc phối hợp với các cơ quan địa phương không được thuận lợi do NEDI3 không được thành lập tại nơi đầu tư DA. Trước tình hình như vậy, Công ty Điện lực 1 (PC1) đã quyết định tách NEDI3 thành nhiều công ty độc lập, mỗi Công ty quản lý một DA thuỷ điện, theo thông báo kết luận cuộc họp số 3543/TB-ĐL1-VP ngày 28/08/07 của Giám đốc PC1 về việc thành lập các Công ty CP thuỷ điện nhỏ và Biên bản họp số 55/BB-CĐ- NEDI3 ngày 02/08/07 của các cổ đông NEDI3 về việc chuyển giao DA Thuỷ điện Nậm Tông cho SPC quản lý.
Ngày 02/08/07, SPC được thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số 1202000096 với vốn điều lệ ban đầu là 180 tỷ đồng. Ngày 31/12/07, theo quyết định số 102/QĐ-NEDI3, Hội đồng quản trị NEDI3 đã đồng ý chuyển giao DA Thuỷ điện Nậm Tông từ NEDI3 sang cho SPC làm CĐT.
Ngày 22/04/09, SPC đã thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 2 để tăng vốn điều lệ lên thành 228 tỷ đồng, trên cơ sở góp vốn của các thành viên sau:
STT Thành viên Tỷ lệ vốn góp Số vốn góp
(tỷ đồng)
1 Công ty Điện lực 1 70% 159.6
2 Công ty CP Thuỷ điện Nậm Mở 10% 22.8
3 Công ty CP Sông Đà 9 10% 22.8
4 Các cổ đông khác 10% 22.8
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của SPC.
- Theo Báo cáo tài chính năm 2007, năm 2008 và Báo cáo nhanh 6 tháng đầu năm 2009 do công ty cung cấp, tình hình tài chính của SPC như sau:
STT Khoản mục 31/12/2008 Tỷ trọng 30/06/2009 Tỷ trọng I Tài sản ngắn hạn 4,826 34% 2,771 14% 1 Tiền 1,959 13.8% 490 17.7% 2 Phải thu ngắn hạn 2,793 19.7% - 0.0% 3 Tài sản ngắn hạn khác 74 0.5% 2,281 82.3% II Tài sản dài hạn 9,360 66% 16,635 86% 1 Tài sản cố định 9,360 66% 16,635 Tổng tài sản 14,186 100% 19,406 100% III Nợ phải trả 8,686 61% 406 3% 1 Nợ ngắn hạn 8,686 61% 406 100% 2 Nợ dài hạn - 0% - 0% IV Vốn chủ sở hữu 5,500 39% 19,000 98% 1 Vốn chủ sở hữu 5,500 19,000 Tổng nguồn vốn 14,186 100% 19,406 100% - Một số chỉ tiêu tài chính: STT CHỈ TIÊU 31/12/2008 30/06/2009
1 Hệ số thanh toán hiện hành 0.56 6.83
2 Hệ số Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 0.61 0.02
3 Hệ số Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu 1.58 0.02
4 Hệ số nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn 0 0
5 Vốn lưu động ròng -3,860 2,365
SPC được thành lập từ cuối năm 2007 để thực hiện đầu tư, quản lý và khai thác DA thuỷ điện Nậm Tông. Do DA đang trong quá trình đầu tư nên hoạt động kinh doanh của công ty từ khi thành lập đến nay chủ yếu là phát sinh chi phí đầu tư vào DA, cụ thể:
+ Tổng tài sản đến thời điểm 30/06/09 là 19.406 triệu đồng. Tài sản của Công ty chủ yếu là các khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Cụ thể, đến thời điểm 30/06/09, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty là 16.635 triệu đồng, chiếm 86% tổng tài sản của Công ty.
+ Tại thời điểm 31/03/09, tài sản ngắn hạn khác của công ty là 2.281 triệu đồng chiếm 11.8% tổng tài sản. Đây chính là tiền tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng.
+ Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/06/2009 là 19.000 triệu đồng, chiếm 98% tổng nguồn vốn của công ty. Do hiện tại công ty đang trong quá trình làm thủ tục để vay vốn các NHTM vì vậy mọi chi phí phát sinh đều được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Do Công ty Điện lực 1 là đơn vị đứng ra bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ nợ của SPC tại ACB đồng thời PC1 cũng là cổ động chi phối (chiếm 70% vốn điều lệ) đối với SPC nên cán bộ tín dụng ACB tập trung phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động SXKD của PC1.
- Theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán các năm 2007, 2008 và báo cáo nhanh tại thời điểm 30/06/2009, tình hình tài chính của PC1 như sau:
STT Khoản mục Năm 2007 Tỷ lệ Năm 2008 Tỷ lệ 6T/2009 Tỷ lệ
1 Doanh thu thuần 10,263,337 100% 11,419,549 100% 6,060,388 100%
2 Giá vốn hàng bán 9,290,464 90.52% 10,217,117 89.47% 5,622,709 92.78%
3 Lợi nhuận gộp 972,873 9.48% 1,202,432 10.53% 437,679 7.22%
4 Doanh thu hoạt động tài TC 44,511 0.43% 56,492 0.49% 19,875 0.33% 5 Chi phí hoạt động tài chính 89,745 0.87% 212,841 1.86% 52,136 0.86%
Trong đó: lãi vay 70,713 0.69% 120,698 1.06% 50,406 0.83% 6 Chi phí bán hàng 385,947 3.76% 519,388 4.55% 267,070 4.41% 7 Chi phí quản lý DN 382,328 3.73% 466,968 4.09% 228,932 3.78%
8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 159,364 1.55% 59,727 0.52% (90,584) -1.49%
9 Thu nhập khác 14,277 0.14% 28,341 0.25% 6,342 0.10% 10 Chi phí khác 6,004 0.06% 11,206 0.10% 2,792 0.05% 11 Lợi nhuận khác 8,273 0.08% 17,135 0.15% 3,550 0.06%
12 Tổng lợi nhuận trước thuế 167,637 1.63% 76,861 0.67% (87,034) -1.44%
LN trong công ty liên kết 1,508 0.01% - 0.00% 0.00%
Doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm, so với năm 2007, doanh thu năm 2008 tăng 1.156 tỷ đồng tương ứng 11%.
Giá vốn hàng bán nhìn chung có xu hướng giảm. Tuy nhiên, giá vốn Q1/09 tăng đột biến do việc tăng giá bán điện năm 2009 sẽ được giải trình ở phần dưới.
Lợi nhuận: năm 2008, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của Công ty lại giảm, nguyên nhân là do chi phí tài chính, chi phí quản lý DN và bán hàng tăng cao: chi phí tài chính tăng 137%, do năm 2008 kinh tế Việt nam khủng hoảng, lãi suất vay bình quân lên tới 17-21%/năm dẫn tới chi phí tài chính của các DN tăng cao. Chi
phí bán hàng tăng 133 tỷ đồng, tương ứng 35%, Chi phí quản lý DN tăng 84 tỷ đồng, tương ứng 22% so với năm 2007 do lương cơ bản năm 2008 tăng và biến động kinh tế cũng ảnh hưởng một phần đến mức tăng của 2 loại chi phí trên.
QI+ II/2009 lợi nhuận hoạt động kinh doanh lỗ là do: Theo QĐ 21/2009/QĐ- TTg: từ 01/03/09, giá bán lẻ điện bình quân tăng 8,92% so với giá điện bình quân năm 2008. Tuy nhiên khi EVN quy định giá bán điện cho PC1 lại thống nhất cho cả năm và giá bán tăng ngay tại thời điểm đầu năm, nhưng giá bán cho người dân bắt đầu tăng từ 01/03/09, làm cho lợi nhuận kinh doanh của QI/2009 lỗ 106 tỷ đồng. Sang Quý II hoạt động kinh doanh có được cải thiện, lợi nhuận QII/2009 lãi 15,9 tỷ đồng, tuy nhiên do Quý I Công ty bị lỗ lớn nên tính cả QI+II hoạt động kinh doanh vẫn lỗ 90,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2008 và Q1/2009 giảm cũng là do suy giảm kinh tế chung nên chi phí tài chính và các chi phí khác tăng cao hơn.
- Khả năng khai thác, sử dụng tài sản:
Cơ cấu tài sản của Công ty duy trì ổn định qua các năm với tỷ lệ (TSNH/TSDH ~ 30/70). Tổng tài sản đều tăng qua các năm, năm 2008, tổng tài sản đạt 13.940 tỷ đồng, tăng 859 tỷ đồng, tương ứng 7% so với năm 2007. 6 tháng đầu năm 2009 tài sản của Công ty tăng 1.012 tỷ đồng tương ứng 7% so với năm 2008.
Đơn vị: triệu đồng
STT Khoản mục 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ 30/06/2009 Tỷ lệ
I Tài sản ngắn hạn 3,890,390 30% 4,238,417 30% 4,951,280 33%
1 Tiền 1,709,303 13% 1,459,877 10% 1,429,106 10%
2 Đầu tư tài chính ngắn hạn - 0% 2,000 0% 2,000 0%
3 Phải thu ngắn hạn 1,153,382 9% 1,604,812 12% 2,112,931 14%
4 Hàng tồn kho 915,169 7% 1,096,588 8% 1,205,121 8%
5 Tài sản ngắn hạn khác 112,537 1% 75,141 1% 202,122 1%
II Tài sản dài hạn 9,190,947 70% 9,701,822 70% 10,001,446 67%
1 Phải thu dài hạn - 0% 0% - 0%
2 Tài sản cố định 8,806,343 67% 9,189,258 66% 9,517,832 64%
3 Bất động sản đầu tư 1,445 0% 1,414 0% 1,414 0%
4 Đầu tư tài chính dài hạn 100,097 1% 247,731 2% 284,273 2%
Đầu tư vào cty liên kết 65,360 0% 123,006 1% 159,656 1%
Đầu tư dài hạn khác 34,737 0% 124,725 1% 124,617 1%
5 Tài sản dài hạn khác 283,061 2% 263,419 2% 197,927 1%
- Cơ cấu nguồn vốn tài trợ. STT Khoản mục 31/12/07 Tỷ lệ 31/12/08 Tỷ lệ 30/06/09 Tỷ lệ I Nợ phải trả 7,564,098 58% 8,390,268 60% 9,238,529 62% 1 Nợ ngắn hạn 4,153,173 32% 4,542,186 33% 4,821,815 32% Vay và nợ ngắn hạn 301,047 2% 385,308 3% 221,443 1% Trong đó, vay DH đến hạn trả 295,053 2% 381,108 3% 218,087 1% Phải trả người bán 1,136,744 9% 1,232,740 9% 1,033,421 7% Phải trả nội bộ 1,215,975 9% 1,786,200 13% 2,416,602 16% Phải trả, phải nộp NH khác 698,724 5% 522,230 4% 685,490 5% 2 Nợ dài hạn 3,410,925 26% 3,848,082 28% 4,416,714 30% Vay và nợ dài hạn 3,398,457 26% 3,835,007 28% 4,416,714 30% II Vốn chủ sở hữu 5,432,682 42% 5,426,642 39% 5,575,974 37% 1 Vốn chủ sở hữu 5,282,083 40% 5,211,967 37% 5,438,703 36%
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 150,599 1% 214,675 2% 137,271 1%
III Lợi ích của cổ đông thiểu số 84,557 1% 123,329 1% 138,223 1% Tổng nguồn vốn 13,081,337 100% 13,940,239 100%14,952,726 100%
Tổng nguồn vốn tăng tương ứng với tốc độ tăng tổng tài sản, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu duy trì ổn định qua các năm. Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn chiếm từ 39%-42%.
- Khả năng thanh toán.
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 6T/09
1 Khả năng thanh toán hiện hành 0.92 1.01 1.02 1.08
2 Khả năng thanh toán nhanh 0.69 0.77 0.76 0.81
3 Vốn lưu động thuần -263,641 32,270 77,339 347,552 Khả năng thanh toán của Công ty tăng dần qua các năm, đảm bảo khả năng trả nợ ngắn hạn đến hạn. So với năm 2006; năm 2007, 2008 và 6T/2009 Công ty đã khắc phục được tình trạng mất cân đối về vốn, đưa vốn lưu thuần năm 2008 đạt 77.339 trđ và 6T/09 đạt 347.552 trđ.
Các chỉ tiêu hiệu quả (ROS, ROA, ROE) đều rất thấp do lợi nhuận của Công ty không cao so với doanh thu, tổng tài sản hay vốn chủ sở hữu.
* Quan hệ tín dụng của KH: SPC thành lập từ cuối năm 2007 để thực hiện DA thủy điện. Hiện tại Công ty đang hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Lào Cai. Chưa phát sinh quan hệ tín dụng với bất kỳ TCTD nào.
Cty Điện lực 1 là thành viên góp vốn chủ yếu, đã có quan hệ tín dụng với ACB khoảng 3 năm, dư nợ > 200 tỷ, tổng số tiền cho vay > 800 tỷ đồng.
D. Thẩm dịnh DAĐT .
* Mục tiêu, căn cứ đề xuất đầu tư.
Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất lớn. Công trình thuỷ điện Nậm Tông được xây dựng trên suối Nậm Trung Hô thuộc tỉnh Lào Cai, là vùng có nguồn thuỷ năng tiềm tàng rất lớn, với mục tiêu góp phần tăng sản lượng điện cung cấp cho tỉnh Lào Cai và khu vực miền Bắc, hạn chế phần nào tình trạng thiếu điện, phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam.
* Nguồn vốn đầu tư – Tính khả thi của nguồn vốn.
- Nguồn vốn đầu tư và tiến độ thực hiện.
Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Dự toán Tỷ lệ (%) Đã thực hiện KH đầu tư tiếp
1 Vốn tự có 143.033 20.00% 22.500 (*) 120.533