Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của CBTĐ (yếu tố con người)

Một phần của tài liệu thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội (Trang 45)

Con người đóng vai trò quan trọng, quyết định tới thẩm định DAĐT. Kết quả thẩm định DA là kết quả của quá trình đánh giá DA về nhiều mặt theo nhận định chủ quan của con người - chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện thẩm định theo phương pháp và kĩ thuật của mình. Mọi yếu tố khác sẽ không có ý nghĩa nếu như CBTĐ không đủ trình độ và phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc. Sai lầm của con người trong công tác thẩm định dù vô tình hay cố ý đều dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới nhiều mặt của DA, đặc biệt là ảnh hưởng tới bên cho vay vốn như ngân hàng, các TCTD… làm cho các tổ chức này khó khăn trong việc thu hồi nợ, có nguy cơ mất vốn và suy giảm lợi nhuận kinh doanh.

Thẩm định DA là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi, không chỉ là việc tính toán theo những công thức cho sẵn mà đòi hỏi CBTĐ phải hội tụ được các yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Cụ thể là: CBTĐ phải am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống khoa học – kinh tế – xã hội; có kinh nghiệm thực tế về thẩm định DA; có khả năng nắm bắt và xử lý công việc trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm; có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt, có lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc..

Sự hội tụ các yếu tố trên sẽ là cơ sở tiền đề cho những quyết định đúng đắn của CBTĐ, từ đó giúp ngân hàng lựa chọn những DA bảo đảm khả năng trả nợ của các chủ DA theo những thỏa thuận đã bàn.

Trong xu thế phát triển như hiện nay, DAĐT không chỉ giới hạn trong phạm vi của các DN trong nước mà nó có sự liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài thì vấn đề nâng cao trình độ của CBTĐ là cấp bách và phải được ưu tiên. 1.3.2.2. Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập thông tin về KH phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn, mà yêu cầu là làm sao để các nguồn thông tin thu thập được phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ cho phân tích, đánh giá DA.

Thông tin mà ngân hàng có thể thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau: Từ KH vay vốn (căn cứ vào hồ sơ DA do CĐT gửi đến, các báo cáo tài chính…; trong đó, nguồn thông tin từ hồ sơ DA là nguồn thông tin cơ bản nhất); Từ trung tâm tín dụng của NHNN; Từ các nguồn thông tin bên ngoài về tín dụng...

Thông tin là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình tác nghiệp của CBTĐ. Do đó, số lượng, chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Nếu thông tin không chính xác thì mọi quá trình thẩm định từ đầu cho đến cuối đều không có ý nghĩa cho dù sử dụng các phương pháp hiện đại như thế nào. Thông tin thiếu, không chính xác dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định được, nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn tới lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho ngân hàng. Do đó, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến DA là rất cần thiết, tuy nhiên khái niệm chính xác chỉ mang nghĩa tương đối, có thể hiểu là phải đảm bảo độ tin cậy, có ý nghĩa quyết định.

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thì tính kịp thời của các nguồn thông tin thu thập được cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định, sự chậm trễ của thông tin làm ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ giữa KH với ngân hàng, nhất là KH truyền thống và có thể làm mất cơ hội tài trợ cho DA tốt.

Ngoài ra, bên cạnh việc có được các nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì việc lựa chọn phương pháp xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin đó đúng mục đích cũng cần được quan tâm.

1.3.2.3. Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định.

Bên cạnh việc thu thập thông tin thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định cũng rất quan trọng. Đó là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thông tin một cách khoa học, tiên tiến, phù hợp với từng DA cụ thể giúp cho CBTĐ phân tích, tính toán hiệu quả tài chính DA nhanh chóng, chính xác, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai để tránh được các rủi ro.

- Phương pháp thẩm định: việc thẩm định DA có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nội dung của DA xem xét. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp đối với từng DA là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định. Các phương pháp thẩm định thường được sử dụng đó là phương pháp so sánh, phương pháp thẩm định theo trình tự…

- Tiêu chuẩn thẩm định: để thẩm định DA, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, mặc dù trong thẩm định DA cũng có những vấn đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cần thiết phải giải quyết hai vấn đề là định lượng và xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu đó. Để có cơ sở đánh giá DA thì việc nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu hoặc các chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết, trước hết là các chỉ tiêu về tài chính và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả DA như: tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại DA, thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn, hệ số đảm bảo trả nợ, suất đầu tư hoặc suất chi phí cho mỗi loại công trình, hạng mục công trình… Đây là những điểm phải được đặc biệt chú ý đối với các cơ quan quản lý đầu tư tổng hợp như các bộ và từng địa phương.

1.3.2.4. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định.

Với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng ngày càng hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ đắc lực cho công tác chuyên môn của mình. Bằng hệ thống máy tính hiện đại và các phần mền chuyên dụng đã giúp cho hoạt động thẩm định DA diễn ra thuận lợi hơn,

với việc tính toán các chỉ tiêu được nhanh chóng, chính xác, việc truy cập để tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho thẩm định DA đơn giản và nhanh chóng, giúp cho ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí, rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lượng thẩm định DA.

1.3.2.5. Tổ chức công tác thẩm định.

Là việc bố trí, sắp xếp, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện; cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, khoa học và tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong khâu thực hiện nhưng không cứng nhắc, gò bó nhằm đạt được tính khách quan và việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn bảo đảm chính xác.

Sự phối hợp các bộ phận trong quá trình thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo, phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của mỗi tác nhân và trên cơ sở đó giảm bớt chi phí cũng như thời gian thẩm định.

1.3.2.6. Thời gian và chi phí ảnh hưởng đến thẩm định dự án.

Việc tuân thủ theo những quy định của công tác thẩm định là rất cần thiết tuy nhiên đối với những DA phức tạp đôi khi đó là một rào cản. Việc tuân thủ đúng thời gian có thể dẫn đến công tác thẩm định một cách sơ sài, những DA khi cho vay sẽ gặp những rủi ro gây hiệu quả xấu cho ngân hàng. Trên thực tế cho thấy, các cán bộ quản lý chưa phân bổ thời gian hợp lý để các CBTĐ tuân thủ đúng. Ví dụ như phân bổ thời gian thu thập thông tin không ấn định cụ thể rõ ràng ngày hoàn thành và không yêu cầu nội dung thông tin phải như thế nào, dẫn đến các CBTĐ lơ là, không chú tâm hoàn thành công việc. Đồng thời kiểm tra, giám sát không gắt gao khiến cho công tác thẩm định không hiệu quả, mất thời gian mà chất lượng không cao.

Chi phí thẩm định cũng là nhân tố giúp công tác thẩm định được hoàn thiện và là một phần không thể thiếu trong bất kì hoạt động nào. Tuy nhiên, trong chi phí thẩm định cũng cần quản lý rõ ràng, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí nhưng không vì thế mà bỏ ra chi phí ít để hiệu quả thẩm định không cao.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI.

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu.Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Hội sở chính của ACB được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/06 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.

Sau hơn 19 năm hoạt động, ACB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, được các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế công nhận về sự thành công và phát triển bền vững. Vốn điều lệ của ACB tính đến 31/12/2011 đạt 9.377 tỷ đồng.

Tính tới 31/12/11, ACB có 328 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ, 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. Tổng tài sản là 278.856 tỷ VNĐ, lớn nhất trong khối ngân hàng ngoài quốc doanh. Ngoài ra, ACB có một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Tính đến ngày 31/3/12, tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9.337 người, trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.

ACB Hà Nội được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 14/12/1993 theo Giấy chấp thuận số 0016/GCT và đặt trụ sở ban đầu tại số 16-18 Phan Chu Trinh – Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội. Từ ngày 01/12/1999 đến nay, ACB Hà Nộichuyển trụ sở về số 184 - 186 Bà Triệu – Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.

Là chi nhánh đầu tiên của ACB được thành lập tại khu vực phía Bắc, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, hiện tại ACB Hà Nội là chi nhánh lớn nhất của ACB tại khu vực này. Thời gian đầu thành lập số lượng nhân viên của ACB Hà Nội chỉ khoảng 20 người, đến nay con số này đã khoảng hơn 700 nhân viên, từ một điểm giao dịch duy nhất, hiện tại ACB Hà Nội 32 điểm giao dịch bao gồm chi nhánh chính và 31 phòng giao dịch. Tính đến cuối năm 2011, tổng huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 4.413 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 6.439 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 144 tỷ đồng. Với các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động chung của ACB, ACB Hà Nội còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động của ACB tại khu vực miền Bắc như hỗ trợ các chi nhánh khác trong việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển mạng lưới,...

ACB Hà Nội chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Các bộ phận nghiệp vụ của Chi nhánh chịu sự chỉ đạo hàng dọc và hướng dẫn nghiệp vụ của các Khối, Phòng, Ban tại Hội sở. Chi nhánh hoạt động dưới quyền của Ban giám đốc.

2.1.2. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý.

Ngoài các phòng giao dịch trực thuộc, cơ cấu tổ chức tại chi nhánh chính của ACB Hà Nội được chia thành hai khối: khối kinh doanh và khối hỗ trợ kinh doanh. Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng: Phòng Kế toán và Phòng hành chính. Khối kinh doanh được tổ chức định hướng theo đối tượng KH bao gồm hai phòng: Phòng KH cá nhân và Phòng KHDN, trong đó mỗi phòng lại được tổ chức và có chức năng hoạt động như một “Chi nhánh ngân hàng con”, tức là trong mỗi phòng

đều có các bộ phận giao dịch ngân quỹ, dịch vụ KH và bộ phận tín dụng riêng phục vụ cho các KH là cá nhân hay DN.

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức của ACB Hà Nội.

- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc chi nhánh, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh.

- Phòng kế toán: quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương và các TCTD khác, thực hiện thanh toán liên ngân hàng, quản lý và tổ chức hạch toán các tài khoản, kiểm tra và giám sát việc thu chi, nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn...

- Phòng Hành chính: đảm trách mọi công tác về tổ chức và hậu cần.

- Phòng KH cá nhân và phòng KHDN: có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của các KH là cá nhân và DN về giao dịch ngân quỹ, tín dụng… Trong đó, bộ phận giao dịch có nhiệm vụ thực hiện, quản lý các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch qua tài khoản, séc, thẻ… của KH; Bộ phận Tín dụng có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển KH; thẩm định và trình cấp tín dụng; kiểm tra và giám sát nợ vay…

Tại các PGD trực thuộc, cơ cấu tổ chức chia thành 02 bộ phận chính: bộ phận giao dịch và bộ phận tín dụng, trong đó bộ phận giao dịch gồm: bộ phận giao dịch ngân quỹ và bộ phận dịch vụ KH.

Ban Giám đốc

Phòng Khách

hàng cá nhân Phòng Khách hàng DN Phòng Kế toán Phòng Tổ chức hành chính

2.1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội những năm gần đây. hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội những năm gần đây.

ACB Hà Nội hoạt động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, nơi có nhiều DN đặt trụ sở nên có khá nhiều thuận lợi trong các nghiệp vụ kinh doanh. Trong những năm trước đây, do mới được thành lập với số vốn hoạt động ban đầu còn nhỏ, phạm vi kinh doanh hẹp, chưa có kinh nghiệp trong hoạt động, nên ACB Hà Nội chưa thu hút được các KH lớn. Do vậy, các KH của ACB Hà Nội trong giai đoạn đầu chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, các cá nhân. Từ năm 1997 đến nay, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu, ACB Hà Nội đã trở thành một trong

Một phần của tài liệu thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w