Tất cả các phƣơng pháp định lƣợng bằng sắc ký đều dựa trên nguyên tắc nồng độ của chất phân tích tỷ lệ với chiều cao hoặc diện tích píc của nó.
Có 4 phƣơng pháp định lƣợng hay đƣợc sử dựng trong sắc ký là :
+ Phƣơng pháp chuẩn ngoại : là phƣơng pháp dựa trên cơ sở so sánh mẫu chuẩn và mẫu thử trong cùng điều kiện. Kết quả của chất chƣa đƣợc biết đƣợc tính toán so với mẫu chuẩn đã biết nồng độ và đáp ứng của chất phân tích ( diện tích hay chiều cao píc) của mẫu chuẩn và mẫu thử.
+ Phƣơng pháp chuẩn nội : thêm vào mẫu chuẩn và mẫu thử những lƣợng bằng nhau của một chất tinh khiết, rồi tiến hành sắc ký trong cùng điều kiện. Chất đƣợc thêm này gọi là chuẩn nội. Từ những dữ kiện về diện tích (chiều cao) píc và nồng độ của chuẩn, chuẩn nội và mẫu thử, có thể xác định đƣợc hàm lƣợng của thành phần cần định lƣợng trong mẫu thử.
+ Phƣơng pháp thêm chuẩn : chủ yếu đƣợc sử dụng trong kỹ thuật HPLC khi có vấn đề ảnh hƣởng của các chất phụ (ví dụ : tá dƣợc). Dung dịch mẫu thử đƣợc thêm vào một lƣợng xác định chất chuẩn. Các píc thu đƣợc của hai dung dịch mẫu thử và mẫu thử thêm chuẩn phải đƣợc đo trong cùng điều kiện sắc ký. Kết quả đƣợc tính toán dựa trên sự chênh lệch nồng độ (lƣợng chất chuẩn thêm vào) và độ tăng của diện tích hoặc chiều cao píc.
+ Phƣơng pháp chuẩn hóa diện tích : nồng độ của mẫu thử đƣợc tính toán dựa trên diện tích píc tính theo tỷ lệ phần trăm diện tích píc chất thử trên tổng diện tích toàn bộ píc có trong sắc ký đồ. Trong HPLC, phƣơng pháp này chỉ đúng khi có sự đáp ứng của detector trên các chất là nhƣ nhau, nếu không nhƣ nhau khi đó với mỗi chất cần có một hệ số hiệu chỉnh [4],[6].