Kháng sinh β-lactam

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện bắc thăng long (Trang 26 - 28)

β-lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu…Thuốc có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các kháng sinh khác, β-lactam được lựa chọn tùy theo mức độ nặng của bệnh.

Các penicilin

Phổ tác dụng:

Penicillin tự nhiên là kháng sinh có phổ hẹp, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương như cầu khuẩn: tụ cầu, liên cầu, phế cầu; trực khuẩn: uốn ván, than…xoắn khuẩn giăng mai. Cũng có tác dụng tên một số vi khuẩn Gram âm như lậu cầu, màng não cầu.

Penicilin ph rng penicilin nhóm A (Aminopenicilin).

Các penicilin phổ rộng bao gồm ampcilin và amoxicilin... penicilin phổ rộng là kháng sinh được lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp nói chung.

Phổ tác dụng:

Phổ tác dụng trên cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Penicilin phổ rộng bị mất hoạt tính bởi β-lactamase nên việc kết hợp các chất ức chế β-lactamase giúp nới rộng phổ tác dụng của các kháng sinh này. Các kháng sinh dạng phối hợp thường gặp là amoxicilin kết hợp với acid clavunanic theo tỉ lệ 4:1 (biệt dược Augmentin), phổ tác dụng trên Staphylococci, H. influenzae, Gonococci

E.coli tiết ra beta lactamase. Ampicilin kết hợp với sulbactam theo tỉ lệ 2:1(biệt dược: Unasyn) tác dụng trên cầu khuẩn gram dương như: S. Aureus

sinh ra beta lactamase, vi khuẩn ưa khí và kị khí gram âm (trừ

Pseudomonas)[5].

Các Cephalosporin

Các kháng sinh trong nhóm này được phân loại thành các thế hệ khác nhau dựa vào phổ tác dụng của chúng[5], [6], [34].

Gồm: cephalexin, cefadroxil, cefazolin, cephalothin, cefradin…

Là các kháng sinh có phổ hẹp, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram (+). Do đó, có hiệu quả điều trị tốt đối với các chủng phế cầu với S.aureus

còn nhạy cảm với methicilin. Các cephalosporin thế hệ 1 tác dụng tương đối thấp trên đối tượng bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về phổi – nhiễm

H.influenzea. Chúng không có tác dụng đối với P. aeruginosa và các trường hợp NK có thể do các vi khuẩn ưa khí Gr (-) enteric bacilli.

* Cephalosporin thế hệ 2

Gồm: cefaclor, cefuroxim, cefoxitin…

Hoạt lực kháng khuẩn của nhóm thuốc thế hệ 2 trên cầu khuẩn Gram (+) kém thế hệ 1 nhưng chúng có tác dụng mạnh hơn trên các vi khuẩn Gram (-) (gồm

cả Klebsiella, H.influenzae…). Tuy nhiên cũng như thế hệ 1, chúng cũng không tác dụng với P. aeruginosa.

* Cephalosporin thế hệ 3

Gồm: cefotaxim, cefixim, ceftriaxon, cefoperazon, ceftizoxim…

Phổ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram (-) đặc biệt là với vi khuẩn đường ruột, trên vi khuẩn Gram (+) thì tác dụng kém penicilin và cephalosporin thế hệ 1, bền vững với β-lactamase và đạt được nồng độ diệt khuẩn trong dịch não tủy. Điểm khác biệt so với hai thế hệ trên là chúng tác dụng trên cả P. aeruginosa.

* Cephalosporin thế hệ 4: Gồm cefepime, cefpirom…

Phổ tác dụng của các cephalosporin thế hệ 4 tương tự cephalosporin thế hệ 3 đối với vi khuẩn Gram âm nhưng tác dụng tốt hơn trên vi khuẩn Gram dương so với cephalosporin thế hệ 3.

Các Carbapenem[7]

Gồm imipenem, meropenem… * Phổ tác dụng:

Phổ hoạt tính rộng, gồm phần lớn các trực khuẩn Gram âm (kể cả P.aeruginosa), các vi khuẩn Gr (+) và kị khí, phần lớn S.areus kháng methicillin. Bền vững với các β-lactamase (riêng imipenem bị bất hoạt bởi

dipeptidase trong ống thận do vậy cần gắn với cilistin chất ức chế

dipeptidase để dùng trong lâm sàng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm thuốc này không nên dùng thường qui như là điều trị ban đầu trừ khi vi khuẩn đa kháng và đã biết là nhậy cảm với thuốc này hoặc những bệnh nhân nằm viện lâu ngày, hoặc theo kinh nghiệm trong khi chờ kết quả nuôi cấy.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện bắc thăng long (Trang 26 - 28)