Mặc dù đã có qui chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, người bệnh vẫn có thể mua thuốc kháng sinh và nhiều loại thuốc kê đơn khác trực tiếp từ các nhà thuốc, và quầy thuốc bán lẻ. Tình trạng sử dụng thuốc không có đơn của bác sĩ
đã trở thành hiện tượng rất phổ biến và rất đáng lo ngại ở Việt Nam hiện nay.
Theo ghi nhận ở bệnh viện Nhi Đồng I thành phố Hồ Chí Minh, 80% trẻ đến khám đều có dùng KS trước, trong đó 70% trẻ bị cảm ho thông thường được cha mẹ tự điều trị bằng KS. Tự điều trị là tình trạng khá phổ biến, mặc dù tự chẩn đoán và điều trị thường chưa chính xác.
Theo một số nghiên cứu : Nguyễn Quang Tuấn bệnh nhi viêm phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện chiếm 73,47%[16], nghiên cứu
của Nguyễn Thị Vân Anh, bệnh nhi viêm phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện chiếm tỷ lệ 63%[20]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trẻ viêm phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện cao hơn các nghiên cứu trước (83,20%).
Việc tự ý mua và sử dụng kháng sinh có thể gây ra những tác hại nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh không hợp lý. Đối vi khuẩn gây bệnh sử dụng kháng sinh không hợp lý, sẽ làm tăng các chủng kháng kháng sinh, xuất hiện nhanh các củng đề kháng mới. Đối với người bệnh việc sử dụng kháng sinh như vậy sẽ dẫn đến việc thất bại trong điều trị, điều trị kéo dài. Việc bác sĩ buộc phải sử dụng các loại thuốc mới, đắt tiền một phần cũng do các thuốc truyền thống không còn hiệu lực nữa. Do vậy, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để ngăn ngừa việc sử dụng kháng sinh không hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ kê đơn và bán thuốc theo đơn cần được thường xuyên, phối hợp đồng bộ
để đạt được hiệu quả. Từ những hoạt động đó, từng bước hạn chế tình trạng
kháng kháng sinh của vi khuẩn. Nhân viên y tế và mọi người dân cần đề cao hơn nữa tính tự giác trong việc chấp hành các qui chế sử dụng kháng sinh.
4.1.4. Phân loại bệnh nhi có và không có triệu chứng nhiễm khuẩn do vi khuẩn trên lâm sàng. khuẩn trên lâm sàng.
Các triệu chứng trên lâm sàng và cận lâm sàng là những yếu tố giúp thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị cho bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nhập viện thuộc nhóm có những triệu chứng trên lâm sàng, cận lâm sàng gợi ý có khả năng mắc viêm phổi do vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp (28,80%). Trong khi số lượng bệnh nhi thuộc nhóm không có những triệu chứng trên lâm sàng, cận lâm sàng gợi ý có khả năng mắc viêm phổi do vi khuẩn là 64.00% và không rõ có khả năng mắc viêm phổi do vi khuẩn hay không là 7,20% như vậy số lượng bệnh nhi thuộc hai nhóm này chiếm tỷ lệ lớn (71,20%). Kết quả quả nhiên cứu của chúng tôi tương tự của Nguyễn Thị Vân Anh trong tổng số 303 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán là viêm phổi vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch
Mai trong năm 2006, trẻ có nhiều khả năng nhiễm vi khuẩn chiếm tỷ lệ 17,82%, trẻ ít khả năng nhiễm vi khuẩn chiếm tỷ lệ 43,23% [20].
Điều này có thể lý giải do tỷ lệ trẻ dùng thuốc kháng sinh trước khi đến viện cao (83.20%), trẻ đến viện sau vài ngày bị bệnh các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng bị thay đổi.
4.1.5. Các bệnh mắc kèm viêm phổi
Các bệnh mắc kèm như : suy dinh dưỡng, các bệnh về đường tiêu hóa, tim bẩm sinh, động kinh, bại não, nhược cơ v.v..là những yếu tố nguy cơ cao gây là cho tình trạng sức khỏe của trẻ kém, sức đề kháng giảm và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm phổi ở trẻ em.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ em có bệnh mắc kèm viêm phổi chiếm 16,00% trong đó phần lớn là các bệnh về đường tiêu hóa (18/40) chiếm tỷ lệ 45%, suy dinh dưỡng (2/40) chiếm tỷ lệ 30% so với tổng số bệnh nhi có bệnh mắc kèm. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn trẻ em có bệnh mắc kèm viêm phổi chiếm 52,04%, trong đó các bệnh về đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ 48,03%, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm 34,31%[16].
Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng và thể trạng của các bệnh nhi trước khi mắc bệnh tốt. Điều này cũng một phần có thể giúp cho quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhi nhanh và tốt hơn.