Bàn luận về vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh đồ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của can thiệp dược lâm sàng trong sử dụng vancomycin tại bệnh viện bạch mai (Trang 60 - 61)

4.1.2.1. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh

Tỉ lệ vi khuẩn Gram dương phân lập được trong mẫu khảo sát chiếm 54,9%, mẫu can thiệp chiếm 61,8%.

4.1.2.2. Phân bố MIC

Kết quả xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ là cơ sở giúp các bác sĩ lựa chọn kháng sinh hợp lý. Đồng thời, từ đó có thể xác định được MIC của kháng sinh với vi khuẩn, giúp dự đoán hiệu quả điều trị và khả năng đề kháng thuốc.

Trong mẫu can thiệp, theo kháng sinh đồ chúng tôi nhận thấy gần 100% các chủng vi khuẩn Gram dương phân lập được trong mẫu nghiên cứu còn nhạy cảm với vancomycin (trừ 1 chủng Leuconostoc sp đề kháng tự nhiên với vancomycin). Trong đó MIC của S.aureus với vancomycin phân bố từ 0,5-1,5 µg/mL, MIC50 = 0,75 µg/mL và MIC90 = 1,5 µg/mL, không có trường hợp nào có MIC = 2 µg/mL.

Trong mẫu khảo sát, chúng tôi thấy rằng các trường hợp phân lập được vi khuẩn Gram dương không được chỉ định làm MIC của vi khuẩn với vancomcyin nên chúng tôi không ghi nhận được giá trị MIC. Quy trình làm MIC của vi khuẩn với kháng sinh tại khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai có thay đổi, khác với các năm trước để phù hợp với tình hình của bệnh viện. Theo quy trình này các bác sĩ phải có chỉ định làm MIC thì khoa Vi sinh mới làm và trả kết quả. Trong quá trình thực hiện mẫu can thiệp, chúng tôi đã thông tin thêm cho các bác sĩ, 100% trường hợp phân lập ra S.aureus đều được chỉ định làm MIC.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không ghi nhận chủng tụ cầu vàng có giá trị MIC ≥ 2 μg/mL. Trong khi đó, nghiên cứu về giá trị MIC năm 2008, tại bệnh viện Chợ Rẫy, 43% chủng tụ cầu vàng có MIC = 2μg/mL, 49% MIC = 1,5 μg/mL và 8% MIC = 2,5 μg/mL, tại Bệnh viện Bạch Mai, giá trị MIC ≤ 1μg/mL chiếm tỉ lệ 31%,

52

40% chủng tụ cầu vàng có MIC=1,5 μg/mL và 29% chủng tụ cầu vàng có MIC = 2μg/mL.

Giá trị MIC có ảnh hưởng lớn đến khả năng đạt mục tiêu AUC/MIC ≥ 400, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng rằng tỉ lệ điều trị thất bại với vancomcyin tăng khi các chủng vi khuẩn tăng MIC. Nghiên cứu của Lodise thực hiện từ năm 2005 đến năm 2007 trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng. Tác giả đã chỉ ra rằng, thất bại điều trị trên các bệnh nhân có MIC ≥1,5μg/mL cao hơn gấp 2,4 lần so với các bệnh nhân có MIC ≤ 1μg/mL [53] Nghiên cứu của Sariano cũng cho kết quả tương tự, khả năng loại trừ vi khuẩn gây bệnh khoảng 80% trên các chủng có MIC = 0,5μg/mL so với 20% trên các chủng vi khuẩn có MIC = 2μg/mL. Tỉ lệ tử vong tăng gấp 3 lần khi MIC = 1,5μg/ml và tăng gấp 6 lần khi MIC = 2μg/mL so với trên bệnh nhân nhiễm chủng tụ cầu vàng có MIC=1μg/mL [69]

Với giá trị MIC cao như hiện nay, so sánh từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, nếu MIC > 1μg/mL, khả năng đạt mục tiêu và tỉ lệ thành công trong điều trị đều giảm. Vậy việc làm quan trọng và cần thiết trong lúc này là phải xây dựng các biện pháp quản lý nhằm sử dụng hợp lý kháng sinh này. Giảm tỉ lệ các trường hợp sử dụng không phù hợp để hạn chế việc gia tăng MIC. Ngoài ra, cần phải tiến hành đánh giá khả năng đạt mục tiêu với chế độ liều hiện tại và xây dựng chế độ liều để đảm bảo tối ưu hoá khả năng đạt mục tiêu trên lâm sàng. Mục đích đảm bảo hiệu quả điều trị, hạn chế gia tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc để có thể tiếp tục sử dụng kháng sinh này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của can thiệp dược lâm sàng trong sử dụng vancomycin tại bệnh viện bạch mai (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)