Phân tích sản phẩm cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường của công ty dược phẩm astrazeneca đối với sản phẩm dipprivan tại thị trường hà nội (Trang 45 - 49)

 Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp

Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của Diprivan là các thuốc có cùng hoạt chất propofol như: Lipuro của công ty B.Braun, Fresofol của công ty Fresenius Kabi, Anepol của Hana Pharm,...

Do được bào chế dưới dạng nhũ tương dầu trong nước nên khi tiêm propofol sẽ dễ gây kích ứng, gây đau tại chỗ tiêm cho bệnh nhân. Đau thường gặp khi tiêm ở ven tay nhỏ, có thể giảm đi khi tiêm ở ven lớn hơn hoặc tiêm cùng lidocain, các thuốc giảm đau họ morphin hoặc một số thuốc khác (fentanyl, remifentanyl,...).

Sản phẩm Lipuro và Fresofol đều được các công ty nhấn mạnh vào đặc điểm là sử dụng nhũ dịch MCT/LCT (triglycerid chuỗi trung bình/triglycerid chuỗi dài) có tác dụng hòa tan propofol tốt, giảm được nồng độ propofol tự do trong nhũ tương nên giảm đau khi tiêm cho bệnh nhân. Như vậy sẽ giúp bác sĩ bớt được thao tác tiêm thêm thuốc để giảm đau trước khi tiêm thuốc mê. Đây là một ưu điểm được nhiều bác sĩ quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế khi sử dụng chỉ có sản phẩm Lipuro thể hiện rõ ưu điểm này và được đánh giá cao.

Sản phẩm của Hàn Quốc, Ấn Độ như Anepol, Protovan,... không được công ty tạo điểm khác biệt về sản phẩm. Mặt khác, khi phẫu thuật chất lượng thuốc mê tốt mới đảm bảo được độ mê cho bệnh nhân, quá trình phẫu thuật

36

mới được thuận lợi và giảm bớt được các tai biến. Các thuốc này lại được sản xuất tại Hàn Quốc, Ấn Độ, không phải sản xuất tại các nhà máy Châu Âu như Diprivan, Lipuro hay Fresofol nên nhiều bác sĩ đánh giá không cao về chất lượng, chưa thực sự yên tâm khi sử dụng.

Bảng 3.5. Doanh thu một số chế phẩm propofol thể tích 20ml tại thị trường Hà Nội, 2010- 2013

(đơn vị: triệu VNĐ)

Sản phẩm Năm 2010 2011 2012 2013 Diprivan 8567,7 8971,4 9673,1 9905,0 Lipuro 2388,8 2707,6 3158,8 4556,1 Fresofol 1751,2 1877,5 2570,9 3523,1 Anepol 1539,0 1579,4 1985,1 2461,2 Cho đến nay phương pháp gây mê phổ biến tại hầu hết các bệnh viện tại Hà Nội vẫn là khởi mê bằng thuốc mê tĩnh mạch là propofol và duy trì mê bằng thuốc mê khí. Phần lớn các bệnh viện cũng đều đã được trang bị bơm tiêm điện thông thường để có thể sử dụng mê tĩnh mạch cho cả cuộc mổ nếu có nhu cầu. Mặt khác, do propofol cũng chỉ có thể được sử dụng trong khoa gây mê hồi sức nên các công ty đều lựa chọn thị trường mục tiêu là những bệnh viện có số lượng phẫu thuật lớn, đó là các bệnh viện trung ương như: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, Tai mũi họng trung ương, Bệnh viện 108, Bệnh viện K...

Propofol đã nằm trong danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả, giá của các sản phẩm propofol của các công ty cũng chênh lệch không nhiều nên vấn đề thu nhập không phải là tiêu chí để lựa chọn khách hàng mục tiêu và khách hàng mục tiêu của sản phẩm chính là tất cả các đối tượng thuộc chỉ định của propofol. Propofol chỉ không được sử dụng cho bệnh nhân quá mẫn

37

với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 3 tuổi và không dùng để an thần cho trẻ em ở mọi lứa tuổi bị bạch hầu hoặc viêm nắp thanh quản đang được chăm sóc đặc biệt.

 Sản phẩm cạnh tranh gián tiếp

Sản phẩm cạnh tranh gián tiếp của Diprivan là các thuốc gây mê đường hô hấp.

Trước năm 2000 thuốc mê hô hấp isoflurane được sử dụng nhiều tại các bệnh viện mặc dù thuốc còn có nhược điểm là hay gây kích thích đường hô hấp như gây tăng tiết dịch, gây ho, gây nôn và buồn nôn hậu phẫu. Để cạnh tranh với isoflurane, công ty Baxter đưa vào thị trường sản phẩm Suprane (hoạt chất dexflurane), được giới thiệu là có thể hạn chế được những nhược điểm của isoflurane, tuy nhiên khi sử dụng các bác sĩ không thấy được sự vượt trội này, thuốc lại có mùi khó chịu. Đến 2004, Abbott tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam sản phẩm Sevorane (hoạt chất sevoflurane) với nhiều ưu điểm như: có mùi dễ chịu, ít kích thích đường hô hấp, có chỉ số hòa tan khí máu thấp hơn cả nên thuốc gây mê ổn định hơn, đào thải nhanh, bệnh nhân thức tỉnh nhanh và ít gây nôn và buồn nôn hơn sau phẫu thuật. Đồng thời đó, công ty cũng tài trợ rất nhiều các máy gây mê hô hấp cho các viện nên Sevorane đã nhanh chóng chiếm được phần lớn thị phần của thuốc gây mê hô hấp. So với thuốc gây mê tĩnh mạch propofol, Sevorane cũng được giới thiệu là ít gây ảnh hưởng tới chức năng gan thận hơn.

Các thuốc gây mê thường có cửa sổ điều trị hẹp (khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc nhỏ). Chính vì vậy khi gây mê, cần duy trì nồng độ thuốc trong máu chính xác và phù hợp. Nồng độ thuốc mê không ổn định sẽ dẫn đến mức độ mê không ổn định, gây khó khăn cho phẫu thuật và nguy cơ tai biến.

Trong hai phương pháp gây mê đường tĩnh mạch và đường hô hấp, phương pháp gây mê đường hô hấp được đánh giá là dễ dàng hơn trong việc

38

điều chỉnh và ổn định nồng độ thuốc. Các phương pháp tiêm truyền thủ công và dùng liều bolus lặp lại thường gây khó khăn trong việc kiểm soát nồng độ thuốc trong máu.

Bảng 3.6. Những khó khăn khi gây mê

Duy trì mê đường tĩnh mạch

Tiêm bằng tay

Phức tạp vì phải tính toàn liều lượng Tốc độ tiêm không chính xác.

Không biết nồng độ thuốc trong máu Khó có thể tiêm lâu dài được

Bơm tiêm điện thông thường

Phức tạp vì phải tính toàn liều lượng Không biết nồng độ thuốc trong máu Thường phải tiêm liều bolus bổ sung

Duy trì mê đường hô hấp

Gây buồn nôn, nôn ói hậu phẫu

Ô nhiễm phòng mổ, ảnh hưởng sức khỏe Gây ho, sặc, tăng huyết áp và co thắt thanh quản => kéo dài thời gian khởi mê

Gây độc cho gan

Có nguy cơ gây sốt cao ác tính

Ngay cả với kỹ thuật TCI tuy đã vào Việt Nam được một thời gian nhưng việc triển khai rộng rãi kỹ thuật này cũng còn gặp nhiều khó khăn do máy TCI có giá khá cao nên không phải viện nào cũng được trang bị hoặc nếu có thì cũng hạn chế về số lượng, trong khi đó hầu hết các phòng mổ tại các viện đều đã được lắp đặt máy mê khí. Vì thế nên mặc dù phương pháp gây mê bằng mê khí còn nhiều tác động bất lợi cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế nhưng vẫn được đánh giá cao về hiệu quả gây mê cũng như lợi ích kinh tế trong điều kiện nước ta hiện nay và phương pháp gây mê đường tĩnh mạch vẫn thường chỉ được dùng để khởi mê còn gây mê đường hô hấp được sử dụng để duy trì mê.

39

Dựa trên số lượng thuốc mê trung bình mà các bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân: 25 ml sevoflurane/giờ, 25 ml dexflurane/giờ, 35 ml isoflurane/giờ, ta có bảng thể hiện số giờ mổ sử dụng thuốc mê hô hấp qua một số năm như sau:

Bảng 3.7. Số giờ mổ sử dụng thuốc mê hô hấp tại một số bệnh viện

( Đơn vị: nghìn giờ)

Bệnh viện Số giờ phẫu thuật

2010 2011 2012 2013 Việt Đức 24,5 30,2 38,1 45,2 108 12,7 15,4 20,8 26,6 Phụ sản TW 3,2 4,2 4,1 3,9 Bưu Điện 1,7 2,0 2,2 2,5 Đại học Y Hà Nội 1,1 1,9 2,0 1,4

Trong cuộc phẫu thuật thời gian duy trì mê thường kéo dài nên nhu cầu sử dụng thuốc gây mê đường hô hấp lớn hơn nhiều so với thuốc gây mê đường tĩnh mạch.

Cũng giống như các thuốc mê tĩnh mạch, thị trường mục tiêu của các thuốc mê đường hô hấp cũng là các bệnh viện trung ương với số lượng phẫu thuật lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường của công ty dược phẩm astrazeneca đối với sản phẩm dipprivan tại thị trường hà nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)