Kỹ thuật xử lý và trình bày số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường của công ty dược phẩm astrazeneca đối với sản phẩm dipprivan tại thị trường hà nội (Trang 40 - 45)

 Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Microsoft Word và Microsoft Excel để xử lí số liệu.

 Phương pháp vẽ biểu đồ: dùng biểu đồ hình cột, hình tròn thể hiện các chỉ tiêu hoặc so sánh sự phát triển của các chỉ tiêu.

Công ty

Đối thủ cạnh tranh

Khách hàng (BS, DS, BN)

- Nhu cầu đối với sản phẩm của công ty, đối thủ… - Khả năng chấp nhận ở mỗi mức giá… Phân tích 3C3 - Phân tích SWOT (4M, I, T). - Uy tín (thương hiệu) của công ty.

Phân tích

Phân tích

31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn và xác định vị trí sản phẩm Diprivan tại thị trường Hà Nội

3.1.1. Các đặc điểm của sản phẩm Diprivan

Diprivan với hoạt chất là propofol nên có các đặc điểm dược lý chung của propofol.

Propofol có quá trình phân bố, thải trừ là không tuyến tính và sự biến đổi của nồng độ thuốc theo thời gian được tính toán theo phương trình có hàm số mũ vô cùng phức tạp. Nhờ các phân tích toán học, người ta thấy dược động học của propofol được mô tả theo mô hình 3 khoang là thích hợp nhất.

Mô hình 3 khoang:

- Khoang trung tâm: khi thuốc được tiêm vào lòng mạch.

- Khoang thứ 2: thuốc phân bố vào các mô, là giai đoạn phân bố nhanh vì phân bố vào các tổ chức được tưới máu nhiều.

- Khoang thứ 3: thuốc phân bố vào các mô sâu, là giai đoạn phân bố chậm vì đó là phân bố vào các tổ chức được tưới máu kém hơn.

- Khoang tác dụng: thần kinh trung ương.

Propofol (2,6–diisopropylphenol) là một thuốc gây mê tác dụng ngắn với thời gian khởi phát tác dụng nhanh khoảng 30 giây. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp dẫn mê và duy trì mê, được dùng để an thần ở bệnh nhân người lớn đang được thông khí hỗ trợ trong đơn vị săn sóc đặc biệt, dùng để an thần nhẹ cho các phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán.

Khi gây mê bằng Diprivan, các thông số huyết động học thường ở mức tương đối ổn định trong quá trình duy trì mê. Mặc dù sự ức chế thông khí có thể xảy ra, nhưng đặc điểm đó cũng là tính chất chung của propofol và đều có thể xử trí dễ dàng trên thực hành lâm sàng.

So với các thuốc mê dạng hít, khi sử dụng propofol để gây mê thì quá trình hồi tỉnh của bệnh nhân thường xảy ra nhanh hơn, bệnh nhân thấy nhẹ

32

nhõm và ít đau đầu. Sau phẫu thuật bệnh nhân cũng ít có cảm giác buồn nôn và nôn như khi gây mê bằng thuốc mê hô hấp.

Do propofol tan trong lipid nên các chế phẩm chứa propofol đều được bào chế dưới dạng nhũ tương dầu trong nước - một môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật phát triển. Bản thân các chế phẩm propofol đều đạt tiêu chuẩn vô khuẩn trong quá trình sản xuất, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì chế phẩm vẫn có thể bị ngoại nhiễm từ nhiều nguồn như: mở ống thuốc quá lâu trước khi dùng, dùng lại kim tiêm đã sử dụng để lấy thuốc, dùng một ống thuốc cho hai bệnh nhân mà trong quá trình chờ đợi thuốc không được bảo quản đạt tiêu chuẩn... Việc sử dụng propofol bị ngoại nhiễm như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ là bệnh nhân bị nhiễm trùng bệnh viện sau mổ. Vì vậy, nếu ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn trong nhũ dịch propofol thì sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. AstraZeneca đã đưa vào chế phẩm propofol chất EDTA (ethylen diamin tetra acid acetic), chất giúp làm giảm khả năng nhiễm khuẩn của propofol xuống tương đương các dung dịch không có chứa lipid. EDTA cũng không hề ảnh hưởng đến độ an toàn, hiệu quả cũng như tính ổn định của thuốc. Với EDTA, Diprivan là chế phẩm propofol duy nhất đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của FDA Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, sản phẩm Diprivan PFS được sản xuất dưới dạng ống tiêm nạp sẵn thuốc thể tích 50 ml. Sản phẩm thuận tiện cho nhân viên y tế khi sử dụng bởi nhân viên y tế không cần thiết phải bẻ ống, rút thuốc từ trong ống hoặc lọ ra như với các chế phẩm propofol khác. Điều này cũng góp phần hạn chế được sự tiếp xúc của thuốc với môi trường bên ngoài, hạn chế được ngoại nhiễm propofol, càng tăng cường hơn nữa sự vô khuẩn của thuốc, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Công ty AstraZeneca cũng đặt hàng công ty Terumo - một công ty Nhật Bản hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị y tế - thiết kế và sản xuất máy gây mê kiểm soát nồng độ đích (máy TCI) sử dụng riêng cho sản phẩm Diprivan PFS

33

và tặng máy TCI cho các bệnh viện có nhu cầu ứng dụng và phát triển kỹ thuật này.

Cơ chế hoạt động của thiết bị tương tự như các máy TCI khác: bác sĩ chỉ cần cài đặt các thông số cân nặng, tuổi và nồng độ đích mong muốn, máy sẽ tự động tính toán liều lượng cũng như tốc độ tiêm truyền thuốc. Tuy nhiên, thiết bị sử dụng phần mềm Diprifusor do Đại học Glasgow (Vương quốc Anh) nghiên cứu và phát triển. Phần mềm lập trình dựa trên cơ sở dữ liệu là các thông số dược động học của chính sản phẩm Diprivan. Điều này làm tăng mức độ chính xác trong việc kiểm soát nồng độ thuốc trong quá trình phẫu thuật, giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát độ mê trong quá trình gây mê, giảm thiểu tối đa các sai sót có thể gặp phải. Mặt khác, trên sản phẩm Diprivan PFS cũng được gắn thẻ nhận dạng, chỉ khi nào máy TCI Terumo nhận được tín hiệu của thẻ thì máy mới hoạt động.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây mê phải sử dụng phối hợp cho bệnh nhân rất nhiều loại thuốc như thuốc gây mê, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau… Tình trạng bệnh nhân quá tải như hiện nay khiến bác sĩ phải làm việc liên tục và căng thẳng, rất có thể xảy ra tình trạng lấy nhầm thuốc. Máy TCI với đặc điểm chỉ nhận ống Diprivan PFS, vừa có thể thực hiện các chức năng của mình đạt hiệu quả cao nhất vừa giúp hạn chế tình trạng nhầm thuốc của nhân viên y tế. Trong các công ty tham gia thị trường thuốc gây mê ở Việt Nam, chỉ duy nhất công ty AstraZeneca có thiết bị TCI dành riêng cho sản phẩm. Công ty B.Braun, Fresenius Kabi và một số công ty Trung Quốc cũng sản xuất và kinh doanh máy TCI tại thị trường Viêt Nam, nhưng phần mềm của các máy được xây dựng dựa trên các thông số theo lý thuyết của propofol mà không cho từng sản phẩm cụ thể, và một số máy tích hợp nhiều phần mềm để có thể dùng cho nhiều thuốc khác nhau.

Thiết bị TCI Terumo của AstraZeneca không chỉ là thiết bị duy nhất đạt mức kiểm soát tương đương với máy gây mê đường hô hấp mà việc sử dụng

34

Diprivan PFS với máy TCI Terumo cũng thể hiện nhiều ưu điểm khác so với phương pháp gây mê hô hấp: đó là ít gây nôn và buồn nôn hậu phẫu, ít đau hơn cho bệnh nhân, lại không gây ô nhiễm phòng mổ. Bệnh nhân sau phẫu thuật ít bị nôn thì quá trình hồi phục sẽ thuận lợi hơn, nhanh chóng được xuất viên hơn. Bác sĩ không phải hít khí mê thoát ra do chất lượng của trang thiết bị không đảm bảo sẽ ít mệt mỏi hơn, lại giảm được các nguy cơ về bệnh tật do khí mê gây ra như: ung thư, sảy thai,…

Bảng 3.3. Các ưu điểm của Diprivan PFS

Sản phẩm So sánh với Ưu điểm

Diprivan 50 ml (Diprivan PFS)

Propofol khác

Có chứa EDTA nên giảm được tỷ lệ ngoại nhiễm propofol  giảm được tỷ lệ nhiễm trùng hậu phẫu

Thuốc được chứa trong xilanh  bác sĩ không phải chuyển thuốc từ ống/lọ thuốc vào xilanh khi sử dụng, đồng thời hạn chế được sự ngoại nhiễm thuốc

Thuốc mê dạng hít

Tỉnh mê nhanh hơn

Ít gây nôn và buồn nôn hậu phẫu Ít đau hậu phẫu hơn

Không gây ô nhiễm phòng mổ

Diprivan PFS và TCI (với phần mềm Diprifusor) Thuốc mê dạng hít và máy mê khí

Sử dụng cho cả cuộc phẫu thuật (từ khởi mê đến duy trì mê)

Propofol sử dụng với bơm tiêm điện

Không phải tính toán liều lượng Không phải tiêm liều bolus bổ sung

Biết được nồng độ thuốc trong máu, trong não

35

thông thường Tự động bù trừ khi tiêm truyền gián đoạn Dự đoán được thời gian tỉnh mê

Propofol sử dụng với các máy TCI của các công ty khác

Dự đoán nồng độ thuốc trong máu, trong não, thời gian tỉnh mê chính xác hơn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường của công ty dược phẩm astrazeneca đối với sản phẩm dipprivan tại thị trường hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)