Thị trường thuốc gây mê tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường của công ty dược phẩm astrazeneca đối với sản phẩm dipprivan tại thị trường hà nội (Trang 28 - 29)

Những năm gần đây, thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về dạng bào chế như: dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, thuốc tiêm bột đông khô... gần như đã phủ đủ các nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên việc đầu tư sản xuất vẫn còn trùng lắp, chủ yếu sản xuất nhiều loại thuốc thông thường, chưa chú ý đầu tư sản xuất các dạng thuốc có dạng bào chế đặc biệt như: thuốc khí dung, thuốc xịt... hoặc các thuốc chuyên khoa như ung thư, gây tê gây mê... Cho tới 2009, số lượng thuốc gây tê, gây mê sản xuất trong nước còn ít [11].

Số lượng thuốc thuộc nhóm gây mê hồi sức cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng thuốc nhập khẩu.

8 5 39 9 10 11 18 Kháng sinh Tim mạch Vitamin, TPCN Tiêu hóa

Giảm đau, hạ nhiệt Gây mê hồi sức Nhóm thuốc khác

Hình 1.5. Thị phần thuốc nhập khẩu năm 2010

Số đăng ký phân bố ở các nhóm dược lý không đều. Các hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh, thuốc hạ nhiệt giảm đau phi steroid, vitamin-thuốc bổ. Các hoạt chất thuộc nhóm thuốc chuyên khoa như thuốc ung thư, gây tê gây mê…còn ít số đăng ký. Tuy không thiếu thuốc trong điều trị nhưng làm hạn chế sự lựa chọn của bác sĩ. Vì vậy, nhóm thuốc gây tê, gây mê là một trong những nhóm thuốc nằm trong

19

danh mục các nhóm thuốc được đầu tư sản xuất theo Quy hoạch công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn 2020 tầm nhìn đến 2030 của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động định vị thị trường của công ty dược phẩm astrazeneca đối với sản phẩm dipprivan tại thị trường hà nội (Trang 28 - 29)