Tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá chỉ số SGA

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng – đường tiêu hóa tại khoa Ngoại, bệnh viện Bạch Mai (Trang 54 - 56)

Phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng (SGA) hiện nay được nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Phương pháp SGA là một công cụ để sàng lọc suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân nằm viện, không cần phân tích chính xác thành phần cơ thể. Đây là phương pháp phân loại chủ quan bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt, suy dinh dưỡng vừa và nặng dựa vào các kết quả thay đổi cân nặng, khẩu phần, các triệu chứng dạ dày- ruột, các thay đổi chức năng và các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến thiếu dinh dưỡng. SGA lần đầu tiên được Baker, trường đại học Toronto, Canada, mô tả năm 1982. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra SGA hiện nay là công cụ tốt để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người lớn trong nhiều

loại bệnh nhân khác nhau như trong phẫu thuật [29], [31],[32], ung thư [33], bệnh xơ gan [34], bệnh nhân nặng [35]. SGA xác định suy dinh dưỡng tốt hơn và độ nhậy cao khi so sánh với nhiều chỉ số như protein nội tạng, số đo nhân trắc và thành phần cơ thể [36][37].

`- Các nghiên cứu cho rằng SGA là một kĩ thuật lâm sàng đơn giản, không tốn kém, phương pháp đáng tin cậy nhất và hiệu quả để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và suy dinh dưỡng, ngoài ra nó còn tiên đoán các biến chứng và tử vong liên quan đến dinh dưỡng [38] [39].

- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ suy dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật ổ bụng đường tiêu hóa đánh giá theo phương pháp SGA là 39,3% thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương (2010) [17] là 66,4% và thấp hơn so với nghiên cứu của Pham NV [18] là 77,7%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả là hợp lý, do đối tượng bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi gồm cả bệnh nhân phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi, trong khi đó tác giả Phạm Thi Thu Hương chỉ nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân phẫu thuật mổ mở. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng (SGA C) chiếm tỷ lệ 15,2% thấp hơn so với nghiên cứu của Pham NV [18] là 42,3%, do tổng đối tượng bệnh nhân nghiên cứu của Pham NV nhiều hơn (438 bệnh nhân), số bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp nội soi ít hơn so với nghiên cứu chúng tôi.

- Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, nhóm bệnh nhân phẫu thuật trong đường tiêu hóa có nguy cơ suy dinh dưỡng là 57,3% cao hơn nhóm bệnh nhân phẫu thuật ngoài đường tiêu hóa 23,3%. Mặt khác, nhóm bệnh nhân phẫu thuật trong đường tiêu hóa có nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng (C) là 26,9% cao hơn nhóm phẫu thuật ngoài đường tiêu hóa chiếm 5,0%. Như vậy, bệnh nhân phẫu thuật trong đường tiêu hóa có nguy cơ suy dinh dưỡng và

nguy cơ suy dinh dưỡng nặng (C) cao hơn so với nhóm bệnh nhân phẫu thuật ngoài đường tiêu hóa.

- Nhìn chung suy dinh dưỡng khoa ngoại cao hơn khoa khác, suy dinh dưỡng phân loại theo SGA không phụ thuộc vào bệnh là cấp tính hay mãn tính, yếu tố cấp tính hay mãn tính chi là một tiêu chí khi phân loại SGA, Theo nghiên cứu của Rojratsirikul [70] thì SGA các tiêu chí như tiền sử mất cân, các triệu chứng dạ dày, ruột là câu hỏi có độ nhạy nhất. Hơn nữa các đối tượng ở khoa ngoại phần lớn là sau phẫu thuật, vì vậy các dấu hiệu dạ dày, ruột thường có tần suất cao hơn các đối tượng khác [71].

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng – đường tiêu hóa tại khoa Ngoại, bệnh viện Bạch Mai (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w