Nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra kết luận chỉ số BMI liên quan một cách có ý nghĩa với biến chứng sau phẫu thuật và nguy cơ tử vong. Beddhu và CS (2003) nghiên cứu trên 70028 bệnh nhân cho thấy nguy cơ tử vong thấp hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI cao > 25 so với nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI thấp [57]. BMI thấp điều đó chứng
tỏ là giảm cả khối cơ và khối mỡ cơ thể, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa có điều kiện đánh giá khối mỡ cơ thể. Tỷ lệ bệnh nhân thừa cân béo phì cũng chứng tỏ có vấn đề sức khỏe hiện nay ở nước ta một bộ phận xã hội thường tập trung ở các thành phố lớn, điều kiện kinh tế khá giả, ăn uống đầy đủ và dư thừa các chất dinh dưỡng làm cho tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng lên, gây nguy cơ cao mắc những bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp... ngược lại những người sống ở nông thôn, miền núi..., lại bị suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm trùng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có 30,4% bệnh nhân có chỉ số BMI ở mức thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5), tỷ lệ này cao hơn so với Lưu Ngân Tâm [69] là 25,8% và thấp hơn của Phạm Thị Thu Hương (2010) là 51,3% [17]. Tình trạng bệnh nhân ở mức thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với tác giả Phạm Thị Thu Hương do tác giả chỉ tiến hành điều tra trong một ngày, bệnh nhân nghiên cứu gồm cả bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai.