n Nhịp tim thai (lầ/phút) p
4.2. So sánh triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu với các tác giả trong nước.
trong nước.
Bảng 4.2. So sánh triệu chứng lấm sàng với các tác giả trong nước
Tác giả trong nước
Triệu chứng lâm sàng nhóm nghiên cứu Mệt mỏi (%) Hồi hộp, trống ngực (%) Dấu hiệu da (%) Run tay (%) Sút cân (%) Rối loạn tiêu hóa (%) Nguyễn Khoa Diệu Vân (2009) 70 68,1 71,4 60 24,3 Nguyễn Thị Thu Hưng (2012) 96,3 95,9 89,6 88,5 87,4 14 Bùi Thanh Huyền(2002) 98,4 98,4 96,9 62,5 Ngô Thị Phượng (2007) [62] 89,5 98,3 95,9 94,2 47 Chúng tôi 90,9 90,9 72,7 87,9 78,5 81,3
Kết quả cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Khoa Diệu Vân [4], Bùi Thanh Huyền [63], Ngô Thị Phượng [62], Nguyễn Thị Thu Hương [57]. Sau khi điều trị bằng thuốc KGTTH thì các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân thuyên giảm rõ rệt như là triệu chứng nóng bước, hết rối loạn tiêu hóa và bệnh nhân tăng cân. Kết quả của chúng tôi cho thấy hiệu quả của việc điều trị KGTTH ở bệnh nhân Basdow mang thai so với trước điều trị là có ý nghĩa nhưng ở đây nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết được như: chưa tách biệt được các triệu chứng của bệnh Basedow và triệu chứng cường giáp do thai vì một số nguyên nhân: cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ (n=33), thời gian nghiên cứu ngắn …
Các triệu chứng hồi hộp trống ngực, run tay, nóng bức tỷ lệ chiếm cao > 80% mặc dù ở nhóm bệnh nhân đang điều trị Basedow vì đối tượng nghiên
cứu của tôi lần đầu mang thai mà mắc bệnh Basedow nên biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật nặng nề hơn, tâm lý của người mẹ khi mang thai, chồng và gia đình lo lắng về sự phát triển của thai nhi và đứa trẻ sinh ra như: liệu thai có phát triển triển có tốt không? Có dị tật gì không? Đứa trẻ sinh ra như thế nào?... đó là các câu hỏi mà tôi hay gặp từ bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân khi đến với tôi lần đầu. Sau khi bệnh nhân được tôi khám và tư vấn các yếu tố nguy cơ, bệnh sinh của bệnh Basedow liên quan tới thai nghén và ảnh hưởng của hormone tuyến giáp, TSH, TRAb đối với thai là ít, lựa chọn thuốc kháng giáp trạng tổng hợp ít ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và theo dõi tình trạng lâm sàng, xét nghiệm, cũng như sự phát triển của thai nhi bằng siêu âm thai thì bệnh nhân và gia đình phối hợp với tôi để điều trị bệnh Basedow và theo dõi sự phát triển thai nhi. Sau 12 tuần điều trị các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật của bệnh nhân hầu như là hết, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiện hormone của bệnh nhân ổn định dần.
Đánh giá triệu chứng lâm sàng của bênh nhân Basedow không thể bỏ qua triệu chứng về tim mạch, đặc biệt là dấu hiệu nhịp tim nhanh bao giờ cũng gặp. Trong nghiên cứu của tôi, nhịp tim nhanh thường xuyên gặp hầu hết ở các bệnh nhân nhóm nghiên cứu. Dưới tác dụng của sự tăng nồng độ hormon tuyến giáp FT3(T3),FT4(T4), kích thích hệ tim mạch (cơ tim, mạch máu) gây nên các biểu hiện như hồi hộp, nhịp tim nhanh, mạch nẩy, dấu hiệu mạch kích động, tăng huyết áp tâm thu ....
Bảng 4.3. So sánh nhịp tim của nhóm nghiên cứu với các tác giả khác
Tác giả Tỷ lệ nhịp tim nhanh > 90 lần/phút (%)
Nebojsa Paunkovic và Jane Paunkovic
(n = 202), năm 2007 64%
Nguyễn Khoa Diệu Vân (n = 70) (2009) 90
Bùi Thanh Huyền (n = 64) (2002) 100
Nguyễn Thị Thu Hương (2012) n = 256 87,6
Chúng tôi (n =33 ) 57,6
Trong nghiên cứu của tôi có 57,6% trường hợp nhịp tim nhanh với tần số
≥ 90 chu kỳ/phút. Kết quả nghiên cứu của tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của một số tác giả ở bệnh nhân Basedow không mang thai như Nguyễn Khoa Diệu Vân (64%) [4], Bùi Thanh Huyền- 100% [63], Nguyễn Thị Thu Hương [57]– > 70% vì đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi có 87,9% đang điều trị Basedow, còn nghiên cứu của các trên là đối tượng bệnh nhân Basedow chẩn đoán lần đầu và không mang thai. Sau khi được theo dõi và điều trị bằng thuốc KGTTH và nghỉ ngơi thì nhịp tim của bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi đã giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thông kê với p<0,05. Trong nghiên cứu gặp 9,1% bệnh nhân có nhịp tim nhanh > 120 lần/phút kèm với hormone tuyến giáp tăng cao và TRAb cao, đây là nhóm bệnh nhân chẩn đoán Basedow lần đầu, chỉ định nằm viện theo dõi, tôi chỉ định điều trị KGTTH kết hợp liều 200 mg/ ngày với thuốc chẹn beta giao cảm (bisoprolon) liều 25 mg/ngày cho nhóm bệnh nhân này và theo dõi nhịp tim bệnh nhân hàng ngày trên điện tâm đồ và theo dõi nhịp tim thai trên siêu âm thai 3 ngày 1 lần, sau 1 tuần theo dõi nhịp tim của nhóm bệnh nhân này giảm xuống < 100 lần/phút và nhịp tim thai ổn định duy trì ở giá trị bình thường, chúng tôi đã dừng thuốc chẹn beta giao cảm [7]. Theo khuyết cáo của Hiệp Hội Tuyến giáp Hoa kỳ (ATA), [7] việc sử dụng thuốc chẹn beta giao
cảm cho bệnh nhân Basdeow mang thai trong thời gian đầu để kiểm soát triệu chứng cường giáp trên chờ thuốc KGTTH phát huy tác dụng, thường sử dụng trong thời gian 4 -6 tuần khi triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cải thiện chúng tôi đã ngừng thuốc chẹn beta giao cảm để tránh các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới thai nhi khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm dài ngày như nhịp tim thai chậm, hạ đường huyết sơ sinh ... Trong quý đầu của thai kỳ có sự thay đổi về hệ tuần hoàn rất lớn: tăng cung lượng tim lẫn lưu lượng tim và lưu lượng máu đến các cơ quan đặc biệt là tử cung, khi mà thai nhi phát triển hoàn thiện về cấu trúc và cơ quan thì hệ tuần hoàn ổn định [6]. Hormone có tác dụng tăng nhịp tim do hormone tuyến giáp kích thích trực tiếp lên tim do vậy không chỉ làm tim đập nhanh mà còn làm tim đập mạnh. Vì vậy, ở bệnh nhân Basedow mang thai sự kết hợp 2 yếu tố trên làm tăng cung lượng tim và tăng nhịp tim, nên nhịp tim của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu tăng lên. Sau điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp, kết hợp với quá trình phát triển của thai, dẫn đến thì nhịp tim bệnh nhân của nhóm nghiên cứu giảm sau khi điều trị, sự khác biệt có y nghĩa thống kê với p< 0.001. Sau 12 tuần điều trị nhịp tim của nhóm nghiên cứu ổn định ở mức < 90 lần/phút chiếm 96,9%.
TRAb là tự kháng thể gắn vào receptor của TSH tại màng tế bào tuyến giáp kích thích gây tăng sinh tế bào, tăng kích thước tế bào tuyến giáp làm tuyến giáp to ra gây biểu hiện bướu cổ trên lâm sàng, thường gây bướu cổ độ 1B hay độ 2. Trong nghiên cứu của tôi chủ yếu là bướu cổ độ 1B và độ 2 gặp tỷ lệ chung là 78,8%.
Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ bướu cổ của nhóm nghiên cứu với các tác giả khác
Tác giả Tỷ lệ Bướu cổ (%)
Nebojsa Paunkovic và Jane Paunkovic (n = 202) 81,0
Nguyễn Khoa Diệu Vân (n = 70) 71,4
Bùi Thanh Huyền (n = 64) 75,0
Nguyễn Thị Thu Hương (n = 283) 93,2
Ngô Thị Phượng (n= 256) 100
Chúng tôi (n = 33) 78,8
Trong nghiên cứu của tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác, tỷ lệ có bướu cổ chiếm ≥ 75% như Nguyễn Thị Thu Hương - 93,2% [57] cũng chủ yếu độ 1b và độ 2 , Nguyễn Khoa Diệu Vân – 71,4%, và một vài tác giả khác.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh Baseow là bệnh tự miễn dịch các nên tế bào tham gia đáp ứng miễn có trong máu đến cơ quan đích có cấu tạo tương đương với các tế bào đáp ứng miễn dịch tạo kháng nguyên – kháng thể lắng đọng ở cơ quan đích như là tổ chức sau hốc mắt, da, … tại mắt: phức hợp kháng nguyên – kháng thể lắng đọng ở tổ chức liên kết lỏng lẻo hốc mắt gây tổ thương mắt như mô liên kết, cơ hốc mắt, …. Biểu hiện trên lâm sàng các dấu hiệu cộm mắt, sụp mi, lồi mắt …. Trong nghiên cứu của tôi tổn thương mắt chiếm 63,6 % chủ yếu là lồi mắt độ 1 và độ 3. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương – 49,8% và của Nguyễn Khoa Diệu Vân – 68,8%.