Bàn luận thời điểm xuất hiện bệnh Basedow của nhóm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow mang thai trước và sau 12 tuần điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Trang 69 - 72)

n Nhịp tim thai (lầ/phút) p

4.1.3. Bàn luận thời điểm xuất hiện bệnh Basedow của nhóm nghiên cứu.

Trong 33 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu, chủ yếu là bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh Basedow trước khi mang thai chiếm tỷ lệ 87,9% trong

đó bệnh nhân đã được chẩn đoán Basedow và đang điều trị thuốc KGTTH chiếm 89,7 %. Về bản chất, mang thai là một stress cho tuyến giáp, ở một số nhóm bệnh nhân có thể gây suy giáp do dự trữ hormone giáp bị hạn chế hoặc thiếu hụt iod hoặc viêm tuyến giáp tự miễn sau sinh ở phụ nữ có cơ địa bệnh tuyến giáp tự miễn tiềm ẩn có tình trạng bình giáp trước khi thụ thai, nhưng cũng có một số nhóm bệnh nhân khi có thai lại là một yếu tố kích thích quá trình miễn dịch của cơ thể, khởi động quá trình tổng hợp tự kháng thể kích thích tuyến giáp (TSH Stimulating Auto-antibody:TRSAb) khởi động quá trình miễn dịch của bệnh Basedow [33],[25],[34],[58] [59].

Trong nhóm nghiên cứu của tôi, nhóm bệnh nhân tắt kinh chiếm 87,9% là những bệnh nhân đã được chẩn đoán Basedow trước, có kiến thức về bệnh Basedow ảnh hưởng tới vấn đề sinh đẻ, nên họ chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ khi xây dựng gia đình đề mong muốn có con, khi có biểu hiện nặng lên của triệu chứng lâm sàng của cường giáp hoặc phát hiện tắt kinh. Phụ nữ thường đến khám các bác sỹ chuyên khoa sản xem họ có thai không? khi biết họ mang thai thì các sản phụ này được theo dõi bởi các bác sỹ chuyên khoa sản phối hợp với bác sỹ chuyên khoa nội tiết. Theo dõi phối hợp giữa 2 chuyên khoa thì người phụ nữ khi sinh con mới yên tâm. Nhóm nghiên cứu của tôi có 12,1% bệnh nhân tình cờ phát hiện mang thai khi đi khám chuyên khoa Nội tiết được chẩn đoán xác định Basedow, những bệnh nhân này kinh nguyệt thường không đều nên khi mang thai họ không biết, bệnh nhân được yêu cầu thử thai nhanh bằng que thử Quicktick để chỉ định điều trị thuốc KGTTH thì mới phát hiện có thai. Mang thai là yếu tố gây stress cho cơ thể cũng như gây stress cho hệ miễn dịch, cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow là do rối loạn của hệ miễn dich liên quan tới kháng thể kháng thụ thể TSH của tuyến giáp. Nên ở phụ nữ bị bệnh Basedow mang thai là 1 yếu tố kích thích quá trình miễn dịch của cơ thể làm tăng hoạt động cạnh trạnh của kháng thể

kháng thụ thể TSH (TRAb) với TSH trên recetor TSH khởi động quá trình kích thích tuyến giáp tăng tổng hợp và giải phóng hormone tuyến giáp vào máu, nồng độ hormone giáp vào máu đến các cơ quan như tim, não, gan mô liên kết… gây nên triệu chứng cường giáp trên lâm sàng [25] ,[ 60]. Mặt khác, khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng cũng gây nên rối loạn kinh nguyệt.

Trong 33 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu của tôi, triệu chứng như buồn nôn và/hoặc nôn gặp 90,9% bệnh nhân, đây là triệu chứng nghén mà hầu như các bệnh nhân nào mang thai cũng gặp kể cả bênh nhân Basedow mang thai hoặc không có bệnh. Trong quý đầu của thai kỳ, sự rối loạn hormone sinh dục làm tăng estrogen, progesteron cũng như xuất hiện và tăng cao hormone nhau thai hCG trong máu gây nên triệu chứng nghén như buồn nôn, nôn làm bệnh nhân khó chịu, theo Lockwood CM, Grenache DG, Gronowski AM nồng độ hCG càng cao thì tình trạng buồn nôn, nôn của bệnh nhân càng nặng nề hơn kèm theo nồng độ TSH bị ức chế [61]. Thông thường nồng độ hCG tăng cao thường từ tuần thứ 6 – đến tuần thứ 14, thường cao nhất vào tuần 12 – 14 và sau đó giảm dần, đến tuần 16 – 20 nồng độ còn rất thấp và duy trì trong mức này trong suốt thời kỳ mang thai, hormnone sinh dục (estrogen progessteron) tăng dần trong quá trình mang thai. Triệu chứng buồn nôn, nôn do tăng hCG, estrogen kết hợp với triệu chứng lâm sàng làm tình trạng buồn nôn, nôn của bệnh nhân Basedow nặng nề hơn. Nôn, buồn nôn gây cho bệnh nhân ăn uống kém dẫn đến ảnh hưởng tới cơ thể của người mẹ như mất nước, sút cân ... cũng như ảnh hưởng tới thai. Trong nghiên cứu của tôi, tình trạng buồn nôn, nôn của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu không nặng nề đến mức phải cấp cứu chủ yêu là vệ sinh ăn uống, tránh tiếp xúc với nhưng yếu tố làm cho buồn nôn, nôn như mùi thức ăn, sau tuần thứ 18 của thai kỳ triệu chứng nghén của nhóm nghiên cứu đều giảm và hết vào cuối quý 2. Theo thời gian phát triển của thai, các hormnone sinh dục (estrogen, progesteron) hormone

nhau thai hCG trở về mức ổn định cao sau tuần 16 thì các triệu chứng của nghén cũng giảm và hết sau quý 2 của thai kỳ [6] ,[ 37].

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow mang thai trước và sau 12 tuần điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w