XÂY DỰNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ADS-B CHO HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
4.1.6 Điều khiển xa, đồng bộ dữ liệu với hệ thống hiện tại.
Hệ thống ADS-B cho phép dễ dàng điểu khiển xa để truy nhập vào hệ thống và cấu hình thông qua đường truyền VSAT, VIBA hoặc các phương tiện truyền dẫn khác. Nhưng với khoảng cách và sự biệt lập về địa lý, nếu chọn phương án đặt trạm thu ADS-B tại đảo xa thì phương tiện truyền dẫn có thể thực hiện được là VSAT. Theo đó, tất cả các trạm thu ADS-B sẽ có một hệ thống VSAT đi kèm. ADS-B sẽ
kết nối data và kênh điều khiển xa với hệ thống VSAT. Tại trung tâm xử lý tín hiệu
đặt tại thành phố Hồ Chí Minh (công ty Quản lý bay miền Nam) cũng có hệ thống VSAT điểm – điểm để nhận tín hiệu từ trạm ADS-B về, tín hiệu này qua bộ chuẩn hóa rồi được đưa vào ghép chung với tín hiệu từ các đài radar địa phương (Cà Mau, Tân Sơn Nhất, Vũng Chua, Sơn Trà, Vinh, Hà Nội) xử lý.
Giao thức của điều khiển xa là 4W E/M VSAT, tín hiệu dữ liệu từ ADS-B vào VSAT là dữ liệu đồng bộ hoặc không đồng bộ.
Qua khảo sát một số vị trí có thểđặt trạm, các cán bộ của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cũng đã tìm được những phương án con người nhằm đảm bảo cho các hệ thống vận hành tốt nếu được đặt tại đảo. Đoàn công tác của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Viêt Nam làm việc và thống nhất sơ bộ với các cán bộ, chiến sỹ ở các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam như
Song Tử Tây, Trường Sa lớn và cán bộ, nhân viên bưu điện của đảo Côn Sơn. Vai trò của con người ở những trạm ADS-B này rất đơn giản, đó là đảm bảo thiết bị được cấp nguồn và giám sát trạng thái hoạt động của máy thông qua các đèn hiển thị đơn giản. Toàn bộ phần giám sát chính, cấu hình, thay đổi cấu hình đều được thực hiện qua phương thức điều khiển xa.
Lu n văn t t nghi p – Hoa Ng c Anh l p XLTT&TT 2008 ‐ 2010
Hình 4.5 Tổng hợp dữ liệu của hệ thống giám sát. Nguồn: [5]