Phân tích giải pháp ứng dụng công nghệ ADS-B cho hàng không dân dụng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ ADS b nhằm nâng cao chất lượng giám sát trong hàng không dân dụng việt nam (Trang 78 - 81)

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ADS-B CHO HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

4.1. Phân tích giải pháp ứng dụng công nghệ ADS-B cho hàng không dân dụng Việt Nam

KHÔNG DÂN DNG VIT NAM

Trên cơ sở giới thiệu về công nghệ ADS-B ở chương III, nội dung của chương này tập trung vào phân tích các ưu điểm của công nghệ ADS-B, so sánh các ưu

điểm đó với các hệ thống giám sát hiện có của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, từ đó dẫn đến giải pháp lắp đặt một số trạm thu tín hiệu ADS-B tại các đảo xa, góp phần nâng cao chất lượng giám sát hàng không trong toàn vùng thông báo bay Việt Nam.

4.1. Phân tích giải pháp ứng dụng công nghệ ADS-B cho hàng không dân dụng Việt Nam dụng Việt Nam

Theo thống kê của Ban Tài chính Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam về mật độ

và sản lượng điều hành bay hàng năm thì FIR Ho Chi Minh là nơi tập trung mật độ

bay chiếm 80% tổng số chuyến bay quá cảnh và đi đến trong cả nước, đặc biệt là phía Nam FIR Ho Chi Minh, nơi có 04 đường bay song song là L642, M711, N892, L625 và đường bay N765.

Với việc hệ thống giám sát hiện tại không bảo phủ hết FIR Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến chất lượng giám sát và quản lý không lưu của Việt Nam. Yêu cầu đặt ra là phải tìm các biện pháp để khắc phục những hạn chếđó, nâng cao chất lượng giám sát, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ không lưu tại Việt Nam.

Hình 4.1 chỉ ra các đường bay tại vùng thông báo bay FIR Hồ Chí Minh. FIR Hồ Chí Minh tập trung 26 đường bay quốc tế và 13 đường bay nội địa, giao thông hàng không tại FIR này luôn tấp nập vì có những đường bay thuộc loại sầm uất nhất trên thế giới.

Lu n văn t t nghi p – Hoa Ng c Anh l p XLTT&TT 2008 ‐ 2010 

Hình 4.1 Một sốđường bay tại FIR Hồ Chí Minh. Nguồn AIP [9]

Các ưu điểm chính nổi bật của ADS-B so với hệ thống radar giám sát hiện tại.

Từ thực tế hệ thống radar giám sát hiện tại không đạt được hiệu suất cao do tầm phủ hạn chế trong vùng thông báo bay phía Nam, thêm vào đó hệ thống ADS-B hiện đang được sử dụng và thử nghiệm rộng rãi ở một số nước như Mỹ, Úc, châu Âu mang lại hiệu quả cao, điều đó là cơ sở cho những ý tưởng sử dụng công nghệ

ADS-B cho giám sát hàng không tại Việt Nam. Theo khảo sát và khuyến cáo từ

ICAO, đối với hang không Việt Nam chưa cần thiết phải xây dựng hệ thống mạng lưới ADS-B đầy đủ, nếu chỉ phục vụ công tác giám sát hỗ trợ cùng hệ thống radar sơ, thứ cấp sẵn có thì ngành Quản lý bay Việt Nam chỉ cần đặt các trạm thu ADS-B với cấu hình đơn giản nhất cũng có thể thoả mãn nhu cầu giám sát cần bổ trợ như

hiện nay. Cụ thể, hệ thống trạm thu ADS-B mặt đất có nhiệm vụ thu thông tin được phát quảng bá từ các máy bay trong tầm phủ, truyền tín hiệu đó về trung tâm xử lý tín hiệu giám sát, phục vụ cho công tác điều hành bay.

Để có quyết định lựa chọn ADS-B bổ xung, phụ trợ cho hệ thống giám sát hàng không hiện tại, dưới đây là các ưu điểm chính của công nghệ ADS-B so với hệ

Lu n văn t t nghi p – Hoa Ng c Anh l p XLTT&TT 2008 ‐ 2010 

thống radar giám sát hiện tại trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Các ưu

điểm chính thể hiện ở:

4.1.1. Công nghệ

Như đã nêu trong chương III về công nghệ ADS-B, so với hệ thống radar giám sát hiện tại, công nghệ ADS-B có những ưu điểm nổi bật như:

- Nguồn thông tin vị trí được máy bay chủđộng thu nhận thông qua hệ thống vệ

tinh dẫn đường toàn cầu GNSS.

- Các thông tin về vận tốc, độ cao, vector trạng thái, được trực tiếp tính toán trên máy bay rồi gửi về trạm thu mặt đất thông qua bản tin ADS-B.

- Tốc độ phát quảng bá của ADS-B là 1 giây/lần, điều này là thực sựấn tượng vì hệ thống radar giám sát hiện tại chỉ có thể trả lời mặt đất trong khoảng 5 đến 12 lần trong 1 phút. Chính điều này đã giúp cho hệ thống ADS-B có khả năng giảm ách tắc luồng khi mật độ bay tại các đường bay sầm uất và khu vực tiếp cận, hạ

cánh được giải toả.

- Cơ cấu vận hành của hệ thống radar giám sát hiện tại là cơ cấu quay, anten có tính định hướng cao, hệ thống cần có cơ cấu cơ học phức tạp trong khi ADS-B không có cơ cấu quay, anten ADS-B là anten vạn hướng (omi-directional antenna).

Lu n văn t t nghi p – Hoa Ng c Anh l p XLTT&TT 2008 ‐ 2010 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ ADS b nhằm nâng cao chất lượng giám sát trong hàng không dân dụng việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)