Truyền thuyết với lễ tế thần chuột (Yang Tikuh) tại tháp Po Dam

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 89 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3 Truyền thuyết với lễ tế thần chuột (Yang Tikuh) tại tháp Po Dam

Qua cuộc khảo sát và điền dã các nghi lễ, lễ hội gắn với tháp Chăm ở khu

vực Ninh Thuận, Bình Thuận, chúng tôi nhận thấy lễ tế thần chuột chỉ diễn ra một

số plei Chăm Bình Thuận tại tháp Po Dam, các tháp khác không có hoặc bị khuất lấp đi đến nay chưa có tư liệu nào đề cập tới.

Lễ tế thần chuột thường diễn ra vào tháng 6 lịch Chăm. Vì vậy dân gian Chăm có câu:

“Balan năm yang takuh Balan tajuh yang patao”

(Tháng sáu làm lễ cúng thần chuột Tháng bảy làm lễ cúng thần nông)

Theo truyền thuyết Chăm, Po Dam rất giỏi về thủy lợi, nông nghiệp và chăn nuôi. Po Dam có rất nhiều trâu, sau khi Ngài qua đời, đàn trâu không ai cai quản nên đã biến thành đàn chuột (bản kể 4.2). Vì thế cho đến nay, cứ vào tháng tư (theo

lịch Chăm) là người Chăm làm hiến tế cho Ngài để cầu xin Ngài đuổi đàn chuột vào rừng, cho lúa đầy đồng, mùa màng tốt tươi. Chúng tôi cho rằng vị vua được thần hóa này (Po Dam) dường như đã được dân chúng đồng nhất với một vị thần bản địa nào đó trong vùng Chăm Bình Thuận. Qua điền dã, chúng tôi cũng nhận thấy quanh khu vực tháp Po Dam có nhiều di tích liên quan tới truyền thuyết về đàn trâu và bầy chuột của vị thần - vua Po Dam. Trên một ngọn đồi nhỏ, bên phải con đường từ Trí Tịnh đến Phú Diễn, có một hòn đá được coi là đá mộ người chăn trâu của vua đã được thần thánh hóa dưới cái tên Po Paghu. Còn cách khu tháp Po Dam chừng 100 mét về phía nam, có một khu đất đá mà người Chăm gọi là sân trâu - chuột của Po Dam.

Trong nhóm truyền thuyết tháp Chăm chỉ có một bản kể (4.2) xuất hiện xuyên suốt nghi lễ, là mô hình chung của nghi thức lễ tế thần chuột tại tháp Po Dam. Bản kể này bị nghi lễ hóa sâu sắc dường như tái hiện lại toàn bộ cốt truyện về vua Po Dam. Nghi thức tế lễ được thực hiện theo mô hình truyền thuyết sau:

- Trong truyền thuyết: Po Dam (nhiều trâu) -> Po Dam chết đi (đàn trâu -> đàn chuột -> phá hoại mùa màng)

- Trong nghi lễ: ông Kaôhar (hóa thân Po Dam) -> cầm roi -> đuổi đàn chuột (chuối cột thành từng cặp do hai thanh niên kéo)

Như vậy, truyền thuyết khi đi vào nghi lễ đã bị nghi thức hóa phục vụ cho lợi ích của đông đảo người dân. Đàn trâu là vật nuôi của Po Dam nhưng khi Ngài chết đi thì vật nuôi này không ai cai quản đã biến thành đàn chuột phá hoại mùa màng, gieo rắc cái xấu xa, tội ác cho nhân dân. Sinh thời Po Dam là vị vua anh minh, hết sức chăm lo cho nhân dân nên Ngài phải hóa thân làm phép phù trợ cho nhân dân. Trong sâu thẳm kí ức dân gian Chăm xưa, Po Dam vẫn được coi là vị thần thủy lợi và là vị thần bản địa chở che, bảo vệ mùa màng tươi tốt cho người Chăm. Những kí ức này lại là những phần chính trong nghi thức tế lễ thần Chuột tại tháp Po Dam.

Trong nghi thức hành lễ, ông Kaôhar khấn thần linh với lời lẽ cầu xin Ngài Po Dam

đuổi đàn chuột vào rừng, con người, vật nuôi, cây trồng được sinh sôi nảy nở và cầu mong chuột đừng phá hoại mùa màng. Sau đó ông Kaôhar bẻ chuối cột thành từng

cặp (tượng trưng cho đàn chuột của Po Dam) cho hai thanh niên cởi trần kéo đi trước, ông Kaôhar cầm roi theo sau (biểu tượng hóa thân của Po Dam) làm phép đuổi đàn chuột vào rừng để khỏi phá mùa màng. Thiết nghĩ, ông Kaôhar (hóa thân Po Dam trong nghi lễ) là điều tất yếu đã thể hiện được ước vọng của người Chăm về cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là ước nguyện của vị vua – thần Po Dam. Chính nghi lễ là nơi truyền tải sâu sắc ước nguyện này. Nghi lễ này ít nhiều phản ánh truyền thuyết dân gian Chăm về một vị vua - thần được thờ phụng tại tháp mang tên Ngài được linh thiêng. Nghi lễ này mang đậm kí ức và ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Chăm xưa. Họ cầu mong các vị thần linh (trong đó có Po Dam) xua đuổi những cái xấu xa, cái bất lợi đối với cuộc sống của họ. Lễ tế thần Chuột tại tháp Po Dam là nơi phô bày vũ trụ quan, nhân sinh quan và thái độ sùng kính thần linh, tổ tiên và các anh hùng dân tộc của người Chăm.

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)