Môtip con voi

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 78 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.5 Môtip con voi

Voi là con vật quen thuộc có nhiều trên địa bàn cư trú, được sớm thuần dưỡng phục vụ cho cuộc sống của con người. Voi là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo, nó là vật cưỡi của thần Inđra (Thần Sấm sét - Thần Chiến tranh hay Thần Hộ mệnh, gọi chung là Dikapala). Song hành với việc tôn thờ voi theo giáo lý tôn giáo, người Chăm còn coi voi là bạn hoặc ân nhân của con người. Chính vì thế, hình tượng voi được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác nhau, khi tả thực thì nó sống động như con vật thực tế ngoài đời; khi linh hóa thì nó có nhiều đầu, lắm ngà, trang sức rực rỡ, mang ý nghĩa tôn giáo trong các công trình điêu khắc Chăm nói chung và trong truyền thuyết tháp Chăm nói riêng. Bởi vậy, trong các đền tháp Chăm còn lưu lại rất nhiều công trình điêu khắc hình tượng voi. Voi được khắc tạc cùng với thần Inđra, khi thể hiện độc lập, khi thể hiện từng cặp trên bệ thờ, đi thành từng đàn trên các dải băng trang trí ở các tháp Chăm. Các tượng tròn thể hiện voi thường có tính độc lập, là vật trang trí. Người Chăm thường khắc tạc voi với nhiều loại hình như tượng, phù điêu, đất nung trang trí…

Con voi là biểu tượng của vương quyền, sự thịnh vượng của quốc gia. Con voi thường xuất hiện trong truyền thuyết tháp Chăm với những “điềm linh ứng” báo hiệu những điều tốt lành hay dấu hiệu của vương quyền. Chúng tôi đã khảo sát 4/37 bản kể đề cập tới môtip này. Có thể tóm tắt các bản kể như sau: Khi vua băng hà không có hoàng tử nối ngôi, con voi trắng trong hoàng cung bỗng phá chuồng chạy thẳng tới chỗ Pô - ong (vua Po Klaung Garai sau này) đưa về làm vua. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là bản kể 1.10 là bản kể mang đậm dấu ấn địa phương rõ nét nhất. Bản kể rằng có con voi 7 ngà 8 đuôi cắp Po Ong lên vai và mang về hoàng cung. Làng xóm thấy vậy sợ hãi nên xưng Po Ong làm vua. Người Chăm đặc biệt tôn trọng voi trắng. hình tượng con voi gởi lại sự sầm uất tấp nập xưa kia của vương quốc Chăm. Hình ảnh một vị tướng tương lai ngồi trên mình voi và hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau mãi tới kinh thành (bản kể 1.6, 1.9, 1.10) là hình ảnh một vương quốc nhộn nhịp, sầm uất xưa kia.

Môtip con voi trắng còn thấy xuất hiện trong truyện cổ các nước Đông Nam Á cũng với ý nghĩa tương tự. Voi trắng cũng là biểu tượng của sự thịnh vượng và hạnh phúc đối với đất nước (hoàng tử phải bắt về nuôi một con voi trắng trong cung - Truyện miếng gỗ tếch hay hoa Champa vàng của Thái Lan). Truyện Malaisia,

Nguồn gốc về các quốc vương Ku taykể rằng ba hoàng tử thuộc dòng đại vương Is- kan-da khi xuất hiện ngồi trên lưng con voi trắng [23, tr 25]. Như vậy cả truyện cổ các nước Đông Nam Á và truyền thuyết tháp Chăm đều có hình tượng con voi. Môtip này đều có chung ý nghĩa là biểu tượng cho vương quyền, sự thịnh vượng và hạnh phúc của quốc gia, dân tộc.

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)