Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 55 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.1Nghệ thuật kết cấu

Hầu hết truyền thuyết tháp Chăm thường kể về người anh hùng dân tộc Chăm đều có chung lộ trình cốt truyện như sau: gốc tích người anh hùng -> công trạng người anh hùng -> chung cục người anh hùng.

Truyền thuyết tháp Chăm là một hệ thống gồm nhiều mẫu kể, mỗi mẫu kể là một lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật được phụng thờ. Mỗi mẫu kể này có thể đứng riêng độc lập vì chúng đã kể về một sự kiện hoàn chỉnh, xoay quanh nhân vật.

Chúng tôi chỉ khảo sát một số lược đồ kết cấu của một số mẫu kể tiêu biểu sau:

Truyện voi trắng tôn Po Klaung Garai làm vua

Năm ấy, vua già yếu không có con nối dõi nên sai voi thần đi kén người về

gánh vác việc nước, voi thần rước Po Klaung lên làm vua (Kết cấu đơn giản phát triển). Điển hình cho mẫu kể này là các bản kể 1.2, 1.6, 1.9, 1.10, trong đó bản kể 1.6 có vài nét khác biệt. Ở đây voi thần rước Po Klong lên làm vua nhưng Po Klong không chấp nhận ngay mãi về sau mới chấp nhận. Bản kể 1.10 mang yếu tố vùng Chăm Ninh Thuận rõ nét nhất. Bản kể rằng có con voi 7 ngà 8 đuôi phá chuồng đi thẳng tới chỗ Po Klong và mang Po Klong về kinh làm vua. Trên đường đến kinh thành, thấy Po Klong ngồi trên lưng voi, người dân khắp nơi xưng Po Klong làm vua và kéo theo đuôi con voi mãi tới kinh thành.

Truyện thi đào mương

Khi xây dựng đập, vua Po Klaung Garai cho đào 2 con mương gọi là kinh Bắc và kinh Nam. Kinh Bắc (phía bắc đập) do phái nữ thi công và kinh nam (phía nam đập) do phái nam thi công. Trong thời gian thi công, phái nữ biết mình sức yếu nên phân công nhau làm việc ngày đêm, ban đêm vừa làm vừa hát véo von, tiếng hát đã thu hút các chàng trai bên kinh nam đến cùng hát và cùng đào thâu đêm, sáng hôm sau quá mệt nên không chú ý tới việc đào mương; cuối cùng phái nữ hoàn

thành đúng thời hạn còn phái nam bị dở dang, sợ nhà vua phạt tội họ bỏ trốn vào rừng nhưng đã được nhà vua tha tội chiêu an cho trở về (Kết cấu đơn giản). Điển hình cho mẫu kể này là các bản kể 1.3, 1.5, 1.6, 1.9, 1.10, 1.13, 1.14 (chúng tôi sẽ trình bày trong mục 2.5.4.2).

Truyện đánh giặc bằng thần chú

Bên Tàu nghe đồn vua Chăm linh thiêng nên muốn đánh chiếm đất đai của người Chăm. Khi quân Tàu kéo quân sang, một mình vua Po Klaung Garai đọc thần

chú: “Prăm sứ”, lập tức hàng loạt binh lính của Tàu cứ nhảy một chỗ, kiếm, đao rớt

đầy mặt đất. Không chịu nỗi sự mệt mỏi, bên Tàu cầu xin sự tha mạng của vua Chăm. Vua Chăm liền đọc thần chú: “Prăm thừng” thì quân lính Tàu mới dừng nhảy. Vua Tàu phải thực hiện lời thề của mình để thể hiện sự tôn nghiêm của đất nước. Từ đó vua Tàu không đem quân đánh chiếm nước Chăm nữa (Kết cấu đơn giản). Mẫu kể này chỉ có bản kể 1.10 đề cập tới. Nội dung cốt truyện này vẫn còn lưu truyền trong dân gian vùng Chăm Ninh Thuận ngày nay (các làng Văn Lâm, Hữu Đức, Mỹ Nghiệp, Nho Lâm)

Truyện nguồn gốc ra đời của vua

Người mẹ -> được nhặt từ bọt biển-> uống nước tảng đá -> sinh đứa con lở loét -> đứa con vượt những thử thách và có nhiều công trạng -> làm vua (Kết cấu phức tạp). Điển hình cho kiểu kết cấu này có 8 bản kể: 1.2, 1.5, 1.6, 1.9, 1.10, 1.11, 1.12, 1.15. Cả 8 bản kể đều thống nhất, rõ ràng về nguồn gốc ra đời của nhân vật anh hùng. Chỉ có bản kể 1.11 có một số chi tiết khác hẳn các bản kể còn lại, có thể tóm lại bản kể 1.11 bằng lược đồ sau: Người mẹ -> ăn trái lựu -> sinh đứa con đầy lông lá -> đứa con vượt những thử thách và có nhiều công trạng -> làm vua. Bản kể này thường xuất hiện trong các bài tụng ca được đọc trước khi hành lễ diễn ra tại tháp.

Truyện về vua Po Rome

Người mẹ (ăn đọt lá cây Kraik) -> sinh đứa con trai -> lớn lên đi ở mướn chăn trâu cho nhà vua -> nằm nghỉ trưa dưới gốc cây Kraik bỗng xuất hiện quái vật nằm bên cạnh tỏa hào quang chói sang -> Tin đồn tới tai nhà vua -> nhà vua bèn gả

con gái cho thằng bé -> nhà vua băng hà, phò mã lên ngôi kế vị, lấy hiệu là Pô rô

mê -> Pô rô mê đi Maladu, lấy công chúa theo đạo Hồi. Khi đưa vợ về nước (đoàn

thuyền gồm bảy chiếc) -> khi đi qua vùng biển Phú Hài bị công chúa Pô ShaInư đánh chìm còn sót lại hai chiếc thuyền -> Pô rô mê ra lệnh cho dân vớt xác người chết và tổ chức lễ Richà Prông (Kết cấu phức tạp). Đây là mẫu kể phức tạp gồm nhiều mẫu kể hợp thành. Điển hình có các bản kể: 2.1, 2.3, 2.4, 2.9, 2.10.

Truyện chiếc đơm và chiếc cầu nổi

Để đề phòng nạn ngoại xâm khi Sa-i-nô về nước, nhà vua cho xây tòa thành rất nguy nga và kiên cố, xây một đập nước lớn chắn ngang con sông, một chiếc đơm khổng lồ đặt ngay trước cửa đập, trên chiếc đơm đó lại bắc một chiếc cầu nổi (Kết cấu đơn giản). Điển hình cho kiểu kết cấu này có 3 bản kể: 5.2, 5.3, 5.6

Nhận xét

Kết cấu các mẫu kể của truyền thuyết tháp Chăm khá đa dạng. Các mẫu kể phát triển dần theo tiêu chí từ những mẫu kể có kết cấu đơn giản đến những mẫu kể có kết cấu phức tạp.

Kết cấu từng đơn vị mẫu kể riêng lẻ của truyền thuyết tháp Chăm tạo nên sự

hấp dẫn riêng cho hệ thống truyền thuyết này. Người ta có thể không quên các

truyện gắn với địa danh Mương Đực, Mương Cái, Đập Nha Trinh, tại sao có lễ

Richà Prông, tại sao có tục cưới chồng và con gái làm chủ gia đình,…

Như trên đã trình bày, truyền thuyết tháp Chăm là một hệ thống gồm nhiều mẫu kể riêng lẻ. Mỗi mẫu kể đó kể về một phần hành trạng và cuộc đời của nhân vật phụng thờ. Tập hợp các mẫu kể này thành một chuỗi, ta có thể tạo dựng được hình ảnh về nhân vật phụng thờ một cách đầy đủ, trọn vẹn, có hoàn cảnh xuất thân, cuộc đời sự nghiệp và đoạn kết cuộc đời. Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian ra đời sớm hơn các thể loại khác (sau thần thoại), phản ánh một cách chân thành, nhưng cũng đầy ly kỳ. Bởi vậy, sự tồn tại và phát triển của thể loại này cũng chịu một hệ quả tất yếu từ hai đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng và tính tập thể. Cũng rất dễ hiểu, các sáng tác dân gian nói chung và các truyền thuyết nói riêng thường có nhiều dị bản, với mỗi dị bản, ta có thể thấy sự khác nhau

về thời gian, về không gian, về kết quả của sự kiện được đề cập và cũng có thể mỗi truyện kể lại phản ánh một lát cắt trong cuộc đời nhân vật. Xâu chuỗi các lát cắt ấy ta sẽ có được bức chân dung toàn diện về nhân vật phụng thờ. Với hệ thống truyền thuyết tháp Chăm, sở dĩ ta có thể xâu chuỗi các mẫu kể lại được với nhau vì chúng đều kể về những sự kiện xoay quanh người anh hùng. Việc xây dựng hình tượng các nhân vật phụng thờ từ nhiều mẫu kể tạo cho chuỗi truyền thuyết về nhân vật phụng thờ có tính chất mở. Truyền thuyết tháp Chăm phản ánh sự vận động của truyền thuyết dân gian trong quá trình lưu chuyển. Điều đó làm cho hình tượng nhân vật đẹp hơn và nhiều tầng ý nghĩa hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 55 - 58)