7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1 Truyền thuyết với lễ mở cửa Tháp (Pơh Băng Yang)
Lễ mở cửa tháp là lễ mở đầu năm cho lễ cúng tế đền tháp Chăm vào thượng tuần trăng tháng 11 (pilan piuc) lịch Chăm. Lễ được diễn ra ở 4 tháp Chăm: tháp Po
Klaung Garai, tháp Po Rome, tháp Po Dam (Ninh Thuận), tháp Po Sah Inư (Bình
Thuận). Lễ này nhằm dâng lễ vật cầu xin các vị thần đền tháp cho mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh, được phép khai mương, đắp đập, chuẩn bị cho việc cày gieo...
Truyền thuyết tháp Chăm cung cấp hệ thống nhân vật phụng thờ cho nghi lễ mở cửa tháp. Họ là các vị anh hùng, các vị văn hóa được người Chăm suy tôn thành thần thánh như: Po Klaung Garai, Po Rome, Po Dam, Po Bia Than Cih (hoàng hậu vua Po Rome), Po Bia Than Can (hoàng hậu vua Po Rome), Po Bia Than Yang (hoàng hậu vua Po Rome). Đó là những con người bình thường có công đối với đất nước Chăm và người Chăm được thần thánh hóa thành các vị thần. Các bước nghi
lễ này tương tự như lễ hội Katê (sẽ trình bày ở lễ hội Katê). Các bài thánh ca, ca ngợi công đức của các vị thần chủ yếu có nguồn gốc từ trong các sự tích, truyền thuyết dân gian được nhào nặn thành các văn bản truyền miệng. Các lời hát lễ này phần lớn được các thầy Kahhar kéo đàn Rabap hát trong các lễ cúng tế mở cửa tháp.
Truyền thuyết đã cung cấp hệ thống những nhân vật phụng thờ và khắc họa
nhân vật phụng thờ nhờ nghệ thuật ngôn từ, hình tượng và các biện pháp nghệ thuật. Còn lễ nghi mở cửa tháp lại là nơi diễn xướng truyền thuyết, là hình thức kể truyện và bảo lưu cốt truyện sinh động. Nhưng lễ mở cửa tháp chưa có quy mô như lễ hội
Katê. Lễ chưa quy tụ được cộng đồng mà chỉ dừng lại ở phạm vi lễ, không có phần
hội nên chưa thể truyền tải nội dung truyền thuyết.