Truyền thuyết với lễ cầu đảo (Yuơr Yang)

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 86 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Truyền thuyết với lễ cầu đảo (Yuơr Yang)

Lễ Yuơr - Yang là một trong những lễ chính nằm trong hệ thống lễ hội ở tháp Chăm. Dựa vào nội dung của lễ để giải nghĩa thì nó là: “Lễ dâng hương hỏa cho các đền tháp vào tháng tư Chăm lịch của các vị chức sắc Bàlamôn chủ trì các đền tháp đó, của các dân làng chịu ảnh hưởng tín ngưỡng nông nghiệp các vị thần đang ngự trị trong ngôi đền tháp đó và vị thần Lửa (thần Hỏa) theo quan niệm ngũ hành trong vũ trụ của người Chăm” [65]. Lễ được diễn ra ở 4 tháp Chăm: tháp Po Klaung Garai, tháp Po Rome (Ninh Thuận), tháp Po Dam. Đây là thời điểm nắng nóng khô hạn nên người Chăm tổ chức lễ nhằm để cầu mưa cho mùa màng tốt tươi; con người vật nuôi khỏe mạnh.

Ban tổ chức lễ là hội đồng phong tục của các làng phụ trách các đền tháp kể trên. Ban quản lý các hợp tác xã của các làng Chăm Bàlamôn chịu ảnh hưởng tín ngưỡng nông nghiệp của các đền tháp đó. Riêng tại tháp Po Dam thì chỉ có một làng Lạc Trị tự lo liệu tất cả.

Yuơr - Yang là một cụm lễ nghi nông nghiệp, nhằm thể hiện tâm linh của người Chăm trong sản xuất. Là một thể thức trình báo với các vị thần linh theo quan niệm của người Chăm trước khi khai mương sử dụng nguồn nước làm nông nghiệp. Do vậy xét trên nội dung của nó thì lễ này vừa mang tín ngưỡng dân gian, vừa mang

tín ngưỡng tôn giáo và là nơi diễn xướng truyền thuyết. Lễ này nhằm mục đích nhắc nhở, giáo dục muôn dân trong việc đắp đập, ngăn sông, nạo vét kênh mương hàng năm của các vị thần của dân tộc.

Trong nhóm truyền thuyết tháp Chăm, chúng tôi nhận thấy chỉ có 2/37 tác phẩm chiếm 5.4 % xuất hiện trong nghi lễ này nhưng không phải xuất hiện toàn bộ trong hệ thống nghi lễ, chỉ xuất hiện trong nghi thức hành lễ cuối cùng. Lễ nghi, tín ngưỡng góp phần diễn xướng truyền thuyết nhưng “diễn xướng lễ tục không tái hiện toàn bộ thần tích hay truyền thuyết mà chỉ tái hiện một tình tiết nào đó cốt làm thiêng hóa, ảo hóa truyền thuyết” [112, tr 102]. Toàn bộ nghi lễ Yuơr Yang (Lễ cầu đảo) ở các đền tháp Chăm diễn ra nhiều nghi lễ khác nhau như Nâ akhan aw Po Yang (lễ rước y trang của thần), lễ Talik tanâh (Lễ tẩy uế đền tháp), lễ Bac gar pruang (đọc kinh)(1), lễ Cuh Yang Apuy (Lễ cúng thần hỏa), lễ Mâliéng Yang

Bimong (Đại lễ cúng thần đền tháp) và lễ Taleh jamâng tam (Lễ đắp đập). Trong

các tình tiết lễ, chúng tôi nhận thấy chỉ có lễ đắp đập diễn lại một tình tiết quan trọng trong truyền thuyết tháp Chăm. Đó là tình tiết kết bè chuối hoặc lá buông xây đập nước của vua Po Klaung Garai (được thờ ở tháp Po Klaung Garai - Ninh

Thuận) trong Sự tích vua Pô Klong Garai – bản kể 1.6, 1.10. Trong truyền thuyết,

vua Po Klaung Garai là một vị vua anh minh có tài dẫn thủy nhập điền. Ruộng vườn, trước kia khô cạn, nhờ có ngài mà tươi tốt. Dân chúng no ấm hơn xưa. Ngài cho làm một chiếc bè bằng thân cây chuối, đặt ít đất lên bè rồi thả bè trôi ngược sông Dinh, đọc thần chú cho bè trôi ngược dòng. Khi chiếc bè trôi đến Nha Trinh, ngài hô “dừng lại”. Lập tức, bè chìm xuống và biến thành cái đập lớn chắn ngang sông. Trong nghi lễ, ông Binưk (cai đập) cầm cây nọc gỗ và các nhánh cây khô đã chuẩn bị trước đem xuống sông để làm nghi thức khởi công đắp đập, chặn nguồn nước. Lễ đắp đập kết thúc bằng lễ thả một gà con xuống sông trước sự chứng kiến của dân làng. Ở đây, bè chuối (trong truyền thuyết) được nghi lễ hóa thay bằng con

(1)

Nội dung của bài “đại kinh” thường là bài kinh về tiểu sử, công lao của các vị thần

gà sống trước sự chứng kiến của dân làng. Có thể rút ra mô hình nghi lễ được xây dựng từ mô hình truyền thuyết như sau:

- Trong truyền thuyết: Thả trôi sông (chiếc bè chuối hoặc lá buông) -> đọc thần chú -> trôi tới Nha Trinh -> Chiếc bè -> đập nước

- Trong nghi lễ Taleh jamâng tam: Thả trôi sông (cây nọc gỗ và nhánh cây khô) -> đọc kinh -> thả con gà sống xuống sông -> khởi công xây đập

Như vậy, kí ức về vai trò người có công với nhân dân Chăm xưa lại được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua nghi lễ. Nghi lễ chỉ tái hiện một tình tiết (kết bè thả trôi sông để xây đập nước trong nhóm truyền thuyết về tháp Po Klaung Garai) nhưng đã làm thiêng liêng hóa hình ảnh nhân vật phụng thờ này. Người dân tham dự lễ với lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc, sau khi khởi công đắp đập, mỗi người Chăm hăng say lao động, ai cũng cầu mong vị thần thủy lợi của họ mùa màng tươi tốt, đủ nước tưới tiêu.

Mặt khác, chúng tôi còn nhận thấy một phần hình ảnh về cuộc đời của vua Po Klaung Garai (nhóm truyền thuyết về tháp Po Klaung Garai) xuất hiện trong lễ vật cúng lễ cầu đảo. Lễ vật bao gồm: dê luộc, rượu, trứng, chuối, trầu cau, 3 vỏ sò biển (Brah kran)...Chính hình tượng vỏ sò biển gợi nhắc tới một thời người Chăm từng là dân đi biển và hình ảnh Ôn Paxa Muk Chakling – ông bà nuôi của Po

Klaung. Xưa kia tại Palei Caklaing(Mỹ Nghiệp) có hai vợ chồng già, không có con,

sinh sống bằng việc mò cua, bắt ốc đổi gạo. Một hôm ông bà thấy một cái bọc trôi lềnh bềnh giữa sóng to. Ông Paxa bất chấp hiểm nguy lao vào sóng sâu vớt cái bọc lên và mang lên bờ. Khi mở ra thì thấy một bé gái. Ông bà rất đỗi vui mừng, đem đứa trẻ về nuôi (bản kể 1.5, 1.6, 1.9, 1.10, 1.11, 1.12, 1.15).

Nói tóm lại, lễ Yươr - Yang là sự tái tạo, thu nhỏ của các lễ nghi cộng đồng Chăm liên quan đến tục thờ thần hỏa, thần mặt trời, thần nông, thần thủy lợi v.v… của một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ nghi này còn nhằm hướng đến sự căn bằng yếu tố âm - dương (hỏa - thủy) của vũ trụ với nhiều tên gọi dân gian khác nhau như lễ Cuh Yang Apuy (Lễ cúng thần hỏa), lễ Yuer Yang (Lễ cầu đảo) hay lễ

với lễ cầu mưa, ngăn sông - đắp đập của một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, một sự kiện quan trọng trong năm đối với người Chăm. Ngày xưa, trong lễ nghi Yuơr Yang là ngày hội của nông dân ở đồng áng, khai mương đắp đập. Lễ xin khai mương đắp đập chính là lễ xin phép các vị thần ngự trị trong tháp như Po Klaung Garai, Po Rome, Po Dam. Dù là các nhân vật huyền thoại hay các nhân vật lịch sử đã hóa thần thì theo quan niệm (và truyền thuyết) họ là người đã có công xây dựng các công trình thủy lợi cho người Chăm hai vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Hiện nay, các công trình thủy lợi đó còn sử dụng tốt và cũng là niềm tự hào về văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của đồng bào Chăm.

Ngày nay, lễ nghi này chỉ dừng lại ở phần lễ, còn phần hội đã bị mai một,

một số bị biến mất và người Chăm chỉ xem đây là công việc của các vị chức sắc

Pasaih (tầng lớp phụng sự Yang). Mặc dù vậy, lễ Yuơr Yang (Lễ cầu đảo) đã là một

bộ phận cấu thành trong hệ thống lễ hội ở đền tháp và góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội người Chăm ở vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận.

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)