Môtip con rồng

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 73 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.3 Môtip con rồng

Ở Đông Nam Á, rồng có nguyên mẫu từ loài rắn và loài cá sấu kết hợp lại. “Rồng được coi là biểu tượng quỹ dữ đồng nhất với rắn” [11, tr 780]. Trong truyền thuyết các dân tộc, rồng là linh vật của vua chúa và thần linh. Rồng là đại diện đặc biệt cho con vật linh thiêng của mọi vương triều phong kiến. Hồn vía của nó toát ra từ cái khí vị vương quyền “rồng là sức mạnh thần thánh, sáng tạo, xếp đặt,…là biểu tượng của đế vương” [11, tr 781]. Rồng là một biểu tượng văn hóa dân gian đặc sắc. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy, một biểu tượng văn hóa chỉ thực sự xác lập chỗ đứng vững chãi và lâu đời trong lòng dân gian khi sống bằng nguồn sinh khí được

bồi tụ liên tục bằng các hoạt động tín ngưỡng với những hành động thờ phụng, cầu

cúng - những hành động mang tính chất trao đổi tinh thần, tâm linh giữa người và

thần, người và linh vật. Nếu rồng thực sự là biểu tượng văn hóa gốc của cư dân bản địa, chắc chắn việc thờ phụng sẽ cực kỳ phổ biến. Rồng và rắn đều là hiện thân cho thần nước, cho sức mạnh của nước, song qua khảo sát, chúng tôi hầu như không thấy có đền thờ rồng và tục thờ thần rồng trong khi đền thờ rắn và tục thờ rắn lại xuất hiện ở khắp nơi và hầu khắp các dân tộc bản địa. Việc thờ phụng rắn có nhiều tộc người ở Đông Nam Á. Trong tín ngưỡng dân gian của người Campuchia, thần rắn Naga có một vai trò rất quan trọng. Naga không đơn thuần là một vị thần tối thiêng mà còn đồng nghĩa với tính liên tục của lịch sử đất nước này. “Họ thờ cúng một cách phổ biến thần đất và thần nước. Biểu tượng của những sức mạnh thiên

nhiên, những sức mạnh có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên đất nước

này - nơi đất và nước quyết định sự no đói, giàu nghèo - là một con rắn chín đầu gọi

là Naga”[ 105, tr.21]. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn là một hình tượng phổ

biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Có thể thấy tục thờ rắn ở các đền dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống... và qua các di tích, lễ hội...

Trong truyền thuyết tháp Chăm, đặc biệt là truyền thuyết về tháp Po Klaung

Garai và truyền thuyết về tháp Po Rome thường xuất hiện môtip con rồng. Chúng

tôi đã so sánh các bản kể 1.2, 1.5, 1.6, 1.15 (xem phần so sánh dị bản truyền thuyết tháp Po Klaung Garai), các bản kể 2.1, 2.4, 2.5, 2.9, 2.10 (xem phần so sánh dị bản truyền thuyết tháp Po Rome) và nhận thấy rằng con rồng thường xuất hiện cùng với các vị vua sau này. Hình tượng rồng trong truyền thuyết tháp Chăm thường gắn liền với chức năng thần thiêng của cây là “điềm báo” cho vị vua tương lai. Môtip này có ý nghĩa khởi thủy, lý giải nguồn gốc của sự sống, đồng thời là vị thần hộ mệnh che chở, bảo vệ cho vương quốc, tham gia vào những việc trọng đại của vương quốc như việc chọn vua và là đại diện cho vương quyền.

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)