Truyền thuyết tháp Chăm ca ngợi công đức các vị vua Chăm đối với nhân

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 47 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1 Truyền thuyết tháp Chăm ca ngợi công đức các vị vua Chăm đối với nhân

dân Chăm

Truyền thuyết là lịch sử truyền miệng của nhân dân. Truyền thuyết chủ yếu hướng vào đề tài lịch sử, nhằm phản ánh, lý giải các lịch sử trọng đại, các nhân vật lịch sử có vai trò và ảnh huởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Đa số truyền thuyết tháp Chăm thường ca ngợi công đức các vị vua Chăm đối với nhân dân Chăm. Từ đó giáo dục thế hệ con cháu sự ngưỡng mộ, lòng thánh kính biết ơn những người có công với dân tộc. Các tháp Chăm là nơi thực hành tín ngưỡng và tôn thờ các vị thần - vua Chăm: tháp Po Klaung Garai thờ vua Po

Klaung Garai (1151-1205), tháp Po Rome thờ vua Po Rome (1627-1651), tháp Po

Dam thờ vua Po Dam (1433-1460). Chủ đề chính nhằm ca ngợi các vị vua này là những người đã làm ra hệ thống thủy lợi cho người Chăm thụ hưởng đến ngày nay. Điển hình là các đập Bannưk pus saki (đập Lâm Cấm), Bannưk Charin (đập Nha Trinh), Bannưk Cha Hôch (đập Nha Húi) là những công trình thủy lợi của vua Po Klaung Garai; Bannưk Katêu (đập Cà Tiêu), Bannưk Chaping (đập Chà Vin), Bannưk Mưrên (đập Ma rên), Bannưk Riya (đập cây Đa), Bannưk pat au (đập Đá), Bannưk Chadăn (đập Ma Giăng), Bannưk Hamu Li mưn (đập Nha Mương), Bannưk Tanông (đập Ta Nôn) là những công trình thủy lợi của vua Po Rome; Bannưk Labbak (đập La Bá), Bannưk Pa Ra (đập Pa Ra), Bannưk Riya (đập Cây Đa), Bannưk Karang (đập Soi), Bannưk Agôk Pathay (đập Cà Dây), Bannưk Krong Măl (đập Đồng Măng), Bannưk Patau Chăng (đập Đá Hàn), Bannưk Panik (đập Pa Ni), Bannưk Hamu Bau (đập Chà Vầu), Bannưk Hamu Tang (đập Ma Tang), Bannưk Hamu Birau (đập Đồng Mới), Bannưk Krong Kuao (đập sông Quao) là những công

trình thủy lợi của vua Po Dam. Các vị vua và các công trình thủy lợi của họ được

truyền thuyết ca ngợi và tồn tại tới ngày nay như một bài học vô giá đối với hậu thế

Sự tích vua Pô Klong Garai (1.7), Di tích tháp Pô Klong Garai (1.9), Vua Po Klaung Garai (1.10), Vua Po Rome (2.9).

Ngoài công đức làm ra thủy lợi, truyền thuyết tháp Chăm còn ca ngợi công đức đánh giặc, bảo vệ đất nước của các vị anh hùng có công với nhân dân Chăm. Điển hình cho nhóm này có bản kể 1.10, 5.2, 5.3, 5.6 đề cập tới. Bằng tài năng và sự linh thiêng của mình, vua Po Klaung Garai đã đánh tan quân Tàu xâm lược chỉ bằng mấy câu thần chú “prăm sứ, prăm thừng” (1.10). Để đề phòng nạn ngoại xâm

khi Sa-i-nô về nước, nhà vua cho xây tòa thành rất nguy nga và kiên cố, xây một

đập nước lớn chắn ngang con sông, một chiếc đơm khổng lồ đặt ngay trước cửa đập, trên chiếc đơm đó lại bắc một chiếc cầu nổi (5.2, 5.3, 5.6).

Cụm tháp Po Sah Inư lại có nhiều truyền thuyết khác nhau: có truyền thuyết cho rằng tháp Po Sah Inư là nơi thờ phụng công chúa Po Sah Inư - người có công lớn đối với người Chăm ở vùng Bình Thuận ngày nay. Có truyền thuyết lại cho rằng Po Sah Inư là nàng Po Cah Anaih còn gọi là nàng Sạ (Cah) bé - con gái nữ thần Po Inư Nagar và không nói rõ về thời điểm bà sống. Po Sah Inư cùng với em ruột của mình là Po Dam đã có nhiều công trạng đối với nhân dân Chăm. Nàng đã dạy cho người phụ nữ Chăm dệt vải, làm thổ cẩm, dạy bảo phụ nữ Chăm các phép tắc ứng xử trong gian đình, chỉ dân canh tác nông nghiệp, tưới tiêu ruộng đồng,..Điển hình

các nhóm truyền thuyết này có các tác phẩm: Tháp Po Sah Inư (5.4), Po Sah Inư

(5.5).

Riêng cụm tháp Hòa Lai (Ninh thuận), hiện nay người Chăm không thờ phụng vị Vua hay vị thần nào (của dân Chăm) cả. Họ cho rằng tháp này do người Cam Bốt xây trong cuộc thi tháp với vua Po Klaung Garai. Truyền thuyết kể rằng:

Vua Po Klaung Garai từ Quảng Nam vào Panduranga xem địa thế để xây tháp.

Nhưng khi đến vùng Balhul thì bị tướng Kur là Hakral cản ngăn, thách đố thi xây tháp. Cuối cùng vua Po Klaung Garai thắng cuộc. (bản kể 4.1, 4.2). Ngôi tháp người Cam Bốt (tướng Kur) xây bỏ dở là tháp Hòa Lai bấy giờ. Người Chăm vùng Ninh Thuận không thừa nhận là sản phẩm của họ nên không thờ cúng, tế lễ ở đây.

Như vậy, các khu tháp hiện diện tại vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận mang trong mình truyền thuyết có ý nghĩa triết lý sâu sắc. Nó tiếp thêm bài học đạo lý làm người và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên - những bậc anh hùng có công với nhân dân Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng, của người Chăm khắp mọi miền đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)