Kết quả thực nghiệm – nhận xét đánh giá

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 98 - 160)

3.5.2.1. Đề kiểm tra – đáp án:

Để kiểm chứng chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành cho 10 lớp làm một bài kiểm tra 15 phút và một bài kiểm tra 1 tiết theo lịch của phân phối chương trình.

• Đề kiểm tra 15 phút: Hãy phân tích những giá trị cơ bản của VHDG

* Đáp án: Với đề bài này, yêu cầu HS nêu được 3 giá trị cơ bản của VHDG và phân tích

được những nét chính của ba giá trị này, cụ thể:

- VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:

+ Đó là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn: ví dụ như những kinh nghiệm về thời tiết, về mùa vụ, về các đối nhân xử thế trong ca dao, tục ngữ,…

+ Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi tộc người có một kho tàng VHDG riêng vì thế vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng, ví dụ: học “Đăm Săn” của dân tộc Ê Đê cho ta những hiểu biết về cuộc sống, phong tục của dân tộc này; học “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái lại cho ta những kiến thức vế dân tộc Thái,…

- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người

+ Giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan: tình yêu thương con người, tinh thần đấu tranh bảo vệ con người,…

+ Hình thành những phẩm chất tốt đẹp khác: yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha,… - VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn

+ Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực nghệ thuật cho chúng ta học tập, hướng chúng ta tới cái đẹp, cái cao cả,…

- Nội dung 7đ: HS trình bày đầy đủ ba giá trị cơ bản của VHDG, những biểu hiện của ba giá trị này, đồng thời nêu được các ví dụ chứng minh.

- Hình thức: trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả,…

• Để kiểm tra 1 tiết:Đây là bài viết số 2 theo phân phối chương trình, chủ đề của bài viết số 2 là văn tự sự. Dựa vào chương trình hướng dẫn, đề kiểm tra bài viết số 2 có nội dung như sau: “Hãy thử tưởng tượng mình là nhân vật Tấm và kể lại cuộc đờimình”

* Đáp án:

Mở bài:

- Có sự dẫn nhập để nêu vấn đề

- Nêu vấn đề: mình là ai, tại sao kể chuyện về mình,… Thân bài:

- Kể về thân phận của mình: tuổi thơ bất hạnh: mẹ mất sớm, ở với dì ghẻ, làm việc vất vả,… - Kể về những sự kiện xảy ra khi còn ở với mẹ con Cám: chiếc Yếm đỏ, con cá bống, đi xem hội, trở thành hoàng hậu…..

- Kể về những sự kiện sau khi trở thành hoàng hậu: về giỗ cha, chết hóa thân thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, việc trừng trị mẹ con Cám, giải thích tại sao mình lại trừng trị mẹ con Cám như vậy…

- Ở mỗi sự kiện, sự việc cần bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của mình thể hiện cá tính riêng của mình.

- Sau khi kể xong cuộc đời mình có nhưng suy nghĩ như thế nào? Bài học cần rút ra từ cuộc đời mình để giúp ích cho người khác ra sao?,…

Kết bài:

- Suy nghĩ về cuộc đời mình - Liên hệ, mở rộng

* Hướng dẫn cách chấm điểm:

- Nội dung (7 điểm): đầy đủ các sự kiện lớn trong cuộc đời Tấm, diễn đạt hay, lưu loát. Cách kể lôi cuốn thể hiện được cá tính của mình.

- Hình thức (3 điểm): không viết sai chính tả, bố cục rõ ràng, hệ thống.

3.5.2.2. Kết quả - nhận xét * Kết quả

Kết quả kiểm tra 15 phút của 8 lớp như sau:

Lớp Số bài KT Xếp loại Giỏi (9- 10) Khá (7-8) TB(5- 6) Yếu (3-4) Kém (1-2) SL % SL % SL % SL % SL % 10A1(TĐT) 43 9 20.9 28 65.1 6 13.9 0 0 0 0 10A2(TĐT) 44 5 11.3 21 47.7 17 38.6 1 2.3 0 0 10B2 45 2 4.4 18 40 20 44.4 5 11.1 0 0 10B5 44 0 0 13 29.5 19 43.1 12 27.2 0 0 10B4 46 1 2.2 20 43.4 21 45.6 3 6.5 0 0 10B6 45 0 0 14 31 10 22.2 9 20 2 4.4 10A1(ĐK) 44 13 29.5 23 52.2 8 18.1 0 0 0 0 10A2(ĐK) 45 8 17.7 15 33.3 19 42.2 4 8.8 0 0 10A5 45 4 8.8 22 48.8 16 35.5 3 6.6 0 0 10A8 43 1 2.3 20 46.5 16 37.2 6 13.9 0 0

Bảng 3.3: Tỉ lệ đạt được ở bài thực nghiệm 15 phút

Xếp loại Thực nghiệm ( 223 bài) Đối chứng (221 bài) Tỉ lệ đạt được của thực nghiệm SL % SL % Tăng> Giảm< SL % Giỏi 29 13 14 6.3 > 15 6.7 Khá 111 49.8 83 37.5 > 28 12.3 TB 71 31.8 81 36.6 < 10 4.8 Yếu 8 3.6 22 10 < 19 6.4 Kém 0 0 2 1 < 2 1

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra 45 phút

Lớp Số bài KT Xếp loại Giỏi(9- 10) Khá (7-8) TB(5- 6) Yếu (3-4) Kém (1-2) SL % SL % SL % SL % SL % 10A1(TĐT) 43 1 2.3 24 55.8 15 34.8 3 7 0 0 10A2(TĐT) 44 0 0 16 36 18 41 10 24.3 0 0

10B2 45 0 0 11 24.4 22 48.8 12 26.6 0 0 10B5 44 0 0 8 18.2 19 43.1 15 34.1 2 0 10B4 46 0 0 13 28.2 21 45.6 11 24.9 1 2.2 10B6 45 0 0 12 26.6 17 37.7 14 31.1 2 4.4 10A1(ĐK) 44 3 6.8 22 50 17 38.6 2 4.5 0 0 10A2(ĐK) 45 1 2.2 15 35 20 44.4 9 20 0 0 10A5 45 1 2.2 14 31.1 19 42.2 10 22.2 1 2.2 10A8 43 0 0 11 25.5 19 44.1 10 22.3 3 6.9

Bảng 3.5: Tỉ lệ đạt được của thực nghiệm 45 phút

Xếp loại Thực nghiệm ( 223 bài) Đối chứng (221 bài) Tỉ lệ đạt được của thực nghiệm SL % SL % Tăng> Giảm< SL % Giỏi 5 2.2 1 0.4 > 4 1.8 Khá 85 38.1 62 28.5 > 23 9.6 TB 94 42.1 93 42 > 1 0.1 Yếu 38 17 58 26 < 20 9 Kém 2 0.9 5 2.2 < 3 1.3

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp so sánh kết quả giữa hai bài thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại Thực nghiệm ( 446 bài) Đối chứng (442 bài) Tỉ lệ đạt được của thực nghiệm SL % SL % Tăng> Giảm< SL % Giỏi 34 7.6 15 3.4 > 9 4.3 Khá 196 44 145 32.8 > 51 11.2 TB 165 37 174 39.4 < 9 2.4 Yếu 46 10.3 80 18.1 < 34 7.8

Kém 2 0.4 7 1.5 < 5 1.1

* Nhận xét:Ở bài kiểm tra 15 phút

Ở những lớp dạy TN sử dụng SĐTD trong bài “Khái quát văn học dân gian” đa số các em nắm bài tốt. Hầu hết các em trình bày đầy đủ 3 giá trị cơ bản của VHDG và nêu được các ví dụ minh họa. Các lớp 10A1, 10A2 là các lớp chọn của trường Đoàn Kết và Tôn Đức Thắng tỉ lệ bài đạt điểm giỏi khá cao, tuy nhiên các lớp 10A1, 10A2 của trường Đoàn Kết tỉ lệ vẫn cao hơn. Ở các lớp khác tỉ lệ bài đạt điểm giỏi thấp hơn thậm chí không có. Ở các lớp dạy ĐC, nhiều em chưa nêu được những biểu hiện của các giá trị VHDG hoặc thường có sự nhầm lẫn giữa giá trị này và giá trị khác. Tỉ lệ bài đạt điểm khá ở lớp TC thấp hơn nhiều so với lớp TN (thấp hơn 28 bài – chiếm 12.3 %). Tỉ lệ yếu kém ở lớp TN so với lớp ĐC giảm đi rõ rệt (giảm 21 bài chiếm 7.4 %). Từ kết quả này ta thấy SĐTD khá phù hợp trong việc dạy học dạng bài khái quát văn học, HS nắm bài một cách hệ thống, lôgic.

Ở bài kiểm tra 1 tiết: Điểm giỏi khá hạn chế, các bài giỏi chỉ xuất hiện ở các lớp A1, A2 của hai trường, số bài giỏi ở lớp A1 vẫn nhiều hơn A2 dù không đáng kể, ở các lớp thường điểm giỏi không có. Do yêu cầu của đề bài khá cao nên bài làm của các em chưa đạt được điểm số cao. Tuy vậy ở các lớp TN, bài đạt điểm khá cũng tương đối cao so với lớp ĐC (tăng 23 bài chiếm 9,6 %), đặc biệt tỉ lệ bài yếu kém của các lớp TN so với lớp ĐC giảm đi nhiều (giảm 23 bài, chiếm tỉ lệ 10.3 %). Bài làm của các lớp ĐC thường thiếu đi nhiều sự kiện trong lời kể của nhân vật Tấm, nhiều sự kiện sắp xếp chưa theo trình tự thời gian. Đồng thời các em cũng chưa có bố cục rõ ràng trong bài làm. Ở những lớp TN thì ngược lại, đa phần các em nắm rõ, chính xác các sự kiện chính. Tuy nhiên trong cách diễn đạt, hành văn các em chưa thể hiện nhiều sự tiến bộ chứng tỏ việc sử dụng SĐTD trong dạy văn chưa mang lại nhiều hiệu quả trong cách diễn đạt, lối hành văn của HS. Điều này bắt buộc GV khi sử dụng SĐTD vào dạy văn không nên xem là phương pháp duy nhất mà cần phải kết hợp với nhiều phương pháp khác để giup HS tiến bộ về nhiều mặt

Trong phần tổng kết kết quả thực nghiệm hai bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết ta thấy: tỉ lệ bài đạt điểm kiểm tra khá giỏi của lớp TN tăng so vời lớp ĐC là 15.5%; bài trung bình tăng 2.4%, bài yếu kém giảm 8.9%. Tỉ lệ bài khá giỏi của HS trường Đoàn Kết có phần cao hơn trường THPT Tôn Đức Thắng, có lẽ một phần nguyên nhân do trường có điểm đầu vào cao hơn.

Với kết quả TN chứng tỏ giờ dạy học VHDG có sử dụng SĐTD cho kết quả cao hơn, dù kết quả khá giỏi cũng chưa thật tăng cao, kết quả yếu kém chưa giảm đi đáng kể nhưng mới bước đầu sử dụng SĐTD vào dạy học cũng đã có những tín hiệu đáng mừng. Điều này chứng minh tính hiệu quả của mục đích TN ban đầu đã đề ra, tính khả thi của đề tài nghiên cứu có thể ứng dụng rộng rãi trong dạy học không chỉ VHDG mà con trong bộ môn Ngữ văn và các môn học khác nói chung, giúp cho GV và HS phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Tóm lại trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm việc sử dụng SĐTD vào dạy học VHDG Việt Nam trong nhà trường phổ thông. Do điều kiện hạn chế, chúng tôi mới chỉ thực nghiệm ở hai trường thuộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tuy nhiên chất lượng của hai trường có sự chênh lệch nên rất thuận lợi cho việc đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài. Kết quả thực nghiệm tại hai trường THPT Tôn Đức Thắng và Đoàn Kết đã khẳng định: Đề tài “Sử dụng SĐTD trong dạy và học VHDG Việt Nam ở trường phổ thông” tuy còn gặp một số khó khăn, lung túng do bước đầu thử nghiệm nhưng đã mang lại hiệu quả trong dạy học VHDG và phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay. Từ đây có thể thấy rằng SĐTD không những có thể áp dụng trong dạy học VHDG mà có thể áp dụng trong dạy học môn Văn và các môn học khác nói chung.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài đã đạt được một số kết quả ban đầu như sau:

Đề tài đã nghiên cứu l ý thuyết về SĐTD, so sánh SĐTD với Grap dạy học và Bản đồ khái niệm; nghiên cứu l ý thuyết về phần mềm Mindjet Mindmanager Pro7 – một phần mềm hữu ích cho việc lập SĐTD; nghiên cứu thực trạng dạy học VHDG trong nhà trường THPT: những hạn chế và những hướng đổi mới.

Đề tài cũng đã nghiên cứu các vấn đề có thể ứng dụng SĐTD trong dạy học VHDG, và việc sử dụng cụ thể SĐTD trong dạy học VHDG, cụ thể là việc ứng dụng SĐTD một cách phù hợp vào dạy dạng bài khái quát, ôn tập VHDG và tác phẩm TSDG. Đồng thời thiết kế các SĐTD minh họa cho ý tưởng vận dụng.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để thể nghiệm và khẳng định được hiệu quả của việc sử dụng SĐTD vào dạy học VHDG Việt Nam ở hai trường THPT Tôn Đức Thắng và trường THPT Đoàn Kết với 4 giáo án sử dụng SĐTD là những bài: “Khái quát VHDG Việt Nam”; “Chiến thắng Mtao Mxây”; “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”; “Tấm Cám”. Hướng dẫn HS thiết kế SĐTD để chuẩn bị bài học và ôn tập củng cố bài. Kết quả thực nghiệm sư phạm được đánh giá qua kết quả bài kiểm tra giữa 5 lớp đối chứng, 5 lớp thực nghiệm, qua phỏng vấn trên phiếu các GV và HS thực nghiệm sư phạm.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:

Với SĐTD dạy dạng bài khái quát, ôn tập VHDG: các em có cái nhìn tổng quát, hệ thống kiến thức bài khái quát, từ đó ghi nhớ tốt hơn, biết được những kiến thức trọng tâm cần phải nắm vững. Đối với bài “Ôn tập VHDG Việt Nam” giúp các em hệ thống hóa được kiến thức của chương với những nội dung cô đọng nhất, tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi ôn tập, giải quyết nhanh những vấn đề gặp phải trong các bài kiểm tra và dễ dàng tiếp nhận được kiến thức sau này.

Với SĐTD dạy học tác phẩm TSDG, các em có thể tóm tắt TPTSDG một cách dễ dàng, đồng thời nắm được những phần kiến thức trọng tâm một cách cô đọng nhất qua sơ đồ, làm các đề luyện tập sau mỗi tiết học cũng như khái quát lại nội dung cả bài một cách chính xác, hệ thống. Với sự chuẩn bị SĐTD tóm tắt tác phẩm, và những vấn đề trọng tâm của bài học ngay từ nhà, lên lớp các em tiếp thu bài khá dễ dàng.

Với cách ghi chép thông thường (ở lớp ĐC) thì HS sẽ khó nắm được những vấn đề trọng tâm (vì không xác định được từ khóa chính), nội dung bài học (vì một chuỗi dài kiến thức được ghi), không kích thích não sáng tạo... từ đó HS sẽ dễ mất khả năng tập trung cũng như sự đam mê học hỏi. Việc áp dụng SĐTD (ở lớp TN) đã giúp các em hứng thú hơn trong học tập, từ kiến thức của GV, các em chuyển thành kiến thức của mình thông qua những từ khóa mã hóa kiến thức, những hình ảnh giàu tính tưởng tượng, tạo hứng thú nơi HS, làm cho việc học tập dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tối ưu việc sử dụng SĐTD vào dạy học VHDG còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục: do mới bước đầu sử dụng việc ghi chép bằng SĐTD của HS gặp khó khăn. Ở những SĐTD lớn, các em cảm thấy lúng túng vì chỉ trong một trang giấy không thể ghi hết nội dung của SĐTD; SĐTD khá phù hợp với đối tượng HS khá giỏi, nhưng ở những HS yếu kém nếu các em không thật sự tập trung theo dõi sẽ không thể nắm được vấn đề. Mặt khác, khi học bằng SĐTD nhiều em gặp khó khăn trong diễn đạt vì các em đã quen với lối ghi chú truyền thống là ghi nhiều và học theo lời văn của thầy cô được ghi trong vở. Đối với GV, nếu dạy SĐTD hoàn toàn bằng phần mềm Mindmanager Pro7, đôi khi người GV bị giảm đi cảm xúc trong bài giảng. Vậy nên, khi sử dụng phần mềm này để giảng dạy, GV có thể kết hợp với ghi bảng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác, ngoài việc sử dụng phần mềm để dạy SĐTD, GV vẫn có thể sử dụng SĐTD trong tiết học bằng phấn bảng thông thường cũng cho kết quả cao.

Việc thực nghiệm sư phạm trên các lớp ở hai trường THPT Tôn Đức Thắng và trường THPT Đoàn Kết đã giúp chúng tôi thấy việc sử SĐTD kết hợp với các PPDH khác, không chỉ giúp HS ghi nhớ, đem lại hứng thú học tập cho HS mà còn nâng cao tay nghề của GV. Những SĐTD qua các bài thực nghiệm của HS và kết quả những bài kiểm tra đã giúp chúng tôi có niềm tin về phương pháp học mới này. Chúng tôi tin rằng SĐTD không những chỉ phù hợp với việc dạy học VHDG mà còn phù hợp với cả bộ môn Ngữ văn nói chung và các môn khác nói riêng.

Từ kết quả đạt được trên đây chúng tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục và các nhà khoa học giáo dục đầu ngành Việt Nam một số vấn đề sau đây: Tăng cường việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 98 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)