Truyện cổ tích “Tấm Cám”

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 88 - 93)

( 2 tiết, theo PPCT là tiết 20, 21) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện.

- Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện “Tấm Cám” nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách Ngữ văn 10, tập 1

- Sách Giáo viên 10, tập 1

- Một số sách tham khảo về truyện “ Tấm Cám” - Máy Projecter, máy chiếu Overhear

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH * Vế phía GV

- Yêu cầu HS chuẩn bị trước một số công việc cụ thể cho bài học Tấm Cám như: Đọc văn bản, tóm tắt văn bản bằng SĐTD, soạn vấn đề “diễn biến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám” bằng SĐTD, đồng thời soạn bài dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK.

- GV tổ chức giờ dạy theo hướng kết hợp nhiều phương pháp tích cực với nhau: sử dụng SĐTD, phương pháp đọc hiểu, thảo luận nhóm, phát vấn nêu vấn đề…

* Về phía HS

Hoàn thành khâu chuẩn bị ở nhà: đọc, tóm tắt văn bản, soạn bài bằng SĐTD dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK.

D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

* Kiểm tra bài cũ: “Phân tích nguyên nhân buộc tội và lời buộc tội của Ra-ma trong đoạn trích “ Ra-ma-ya-na””

* Lời vào bài: Truyện cổ tích “Tấm Cám” dường như quá quen thuộc với mỗi chúng ta, nó

đi vào từng “ngõ ngách” trong đời sống tâm hồn của mỗi người. Thế mà khi nghe đến “Tấm Cám” lại thấy háo hức như đó là lần nghe kể đầu tiên, vì sức hấp dẫn của truyện chăng? Hay vì rất nhiều điều cần lí giải trong câu truyện cổ này? Việc đọc - hiểu truyện cổ

tích “Tấm Cám” trong 2 tiết học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

GV chiếu SĐTD để HS có cái nhìn toàn diện về bài học. Đồng thời mở một đoạn nhạc về “Tấm Cám” được liên kết với SĐTD để tạo không khí cổ tích. GV hướng dẫn HS cách ghi bài: ở những SĐTD lớn các em có thể ghi theo từng nhánh nhỏ của sơ đồ. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung GV gọi 1 HS đọc phần tiểu

I. Giới thiệu chung

dẫn, yêu cầu xác định các loại truyện cổ tích, truyện “Tấm Cám” thuộc tiểu loại nào? GV gọi HS đọc văn bản, có thể cho các em đọc phân vai. GV lưu ý các em đọc thể hiện giọng đọc phù hợp với các nhân vật.

GV gọi 1 HS tóm tắt VB bằng SĐTD. Trong thời gian chờ đợi GV kiểm tra phần tóm tắt của HS trong vở soạn. GV nhận xét, góp ý và chốt lại bằng SĐTD đã được soạn bằng phần mềm ( SĐTD tóm tắt liên kết với sơ đồ bài giảng )

GV chiếu tới các nhánh con và dùng lời giảng tóm tắt lại để HS hiểu bài.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

GV PV: Hãy cho biết thân phận Tấm?

GV chốt lại những ý chính bằng sơ đồ và phần tiểu kết trong liên kết Notes.

GV cho HS thảo luận nhóm vấn đề: Diễn biến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám.

II. Đọc hiểu văn bản 1. Thân phận Tấm

Notes: Đoạn văn ngắn đã giới thiệu phần lớn tính cách nhân vật. Cho thấy mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng - một vấn đề đạo đức xã hội.

2. Diễn biến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám

HS thảo luận nhóm trong vòng 5- 7 phút. Chọn một nhóm lên trình bày vấn đề bằng SĐTD, các nhóm khác bổ sung, góp ý. GV chốt lại bằng SĐTD “Sự phát triển mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám” đã được soạn sẵn liên kết với bài giảng.

GV giảng về giai đoạn Tấm còn ở nhà với các sự kiện như: bắt tép, chăn trâu, xem hội, qua đó cho thấy những hành động của mẹ con Cám đối với Tấm. Chiếu cho HS xem một số trích đoạn trong bộ phim “Tấm Cám” như: đoạn Tấm bắt tép, chăn trâu, xem hội,…Bên cạnh đó sử dụng nhiều hình ảnh để khắc sâu kiến thức HS như: Tấm bắt tép, xem hội,…GV tóm lại trong giai đoạn này Tấm là cô gái như thế nào? Mẹ con Cám như thế nào? (GV chiếu phần hướng dẫn trả lời trong ghi chú Notes)

GV giảng về giai đoạn Tấm đã vào cung và lần lượt chiếu các nhánh của SĐTD để HS nắm. Đồng thời chiếu phần

Notes:Tóm lại trong chặng đầu, Tấm là cô gái bất hạnh, yếu đuối, thụ động, hiền ngoan và khát khao được vui chơi, hạnh phúc. Mẹ con Cám độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm.

tổng kết trong phần Notes

GV đặt vấn đề cho HS thảo luận về chi tiết kết thúc truyện: Để cho Tấm trừng phạt Cám liệu có làm mất đi vẻ đẹp của cô Tấm không? Sẽ có rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề nay và GV định hướng để HS tiếp nhận. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết GV yêu cầu HS tổng kết chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện. Ở phần này ý chính trong phần Notes.

Notes:Tóm lại, trong giai đoạn này, mâu thuẫn giữa Tấm - Cám và dì ghẻ không giảm mà còn phát triển căng thẳng, quyết liệt, mang tính xã hội

* Trong giai đoạn đầu Tấm còn thụ động, gặp chuyện gì cũng khóc nên Bụt luôn hiện ra để giúp đỡ Tấm, trong giai đoạn sau Tấm đã trưởng thành, càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt, có thể chủ động bảo vệ mình. * Bốn lần bị giết, hóa thân cho thấy sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của Tấm. Đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân về hạnh phúc tồn tại trên cõi đời này.

3. Mẹ con Cám bị trừng phạt

- Tấm tìm cách trả thù mẹ con Cám (tiêu diệt cái ác) - Kết thúc có hậu (Tấm giành lại hạnh phúc, mẹ con Cám bị trừng phạt) --> Triết lí dân gian "Ở hiền găp lành"

III. Tổng kết 1. Nghệ thuật

+ Cốt truyện li kì, hấp dẫn, sự tham gia của các yếu tố kì ảo

+ Hình ảnh truyện gần với phong tục, tập quán của nhân dân: khung cửi, miếng trầu

2. Nội dung: Thông qua cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám, nhân dân muốn gửi gắm niềm tin và sự ủng hộ cho cái thiện trong cuộc sống. Từ đó ta thấy được khát vọng lớn lao về lẽ công bằng trong xã hội xưa.

IV. LUYỆN TẬP

GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập: “Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” và mục tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong “Tấm Cám” những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì".

GV gợi ý để HS trả lời câu hỏi bằng cách lập SĐTD, GV chốt lại những ý chính bằng một SĐTD được liên kết với bài giảng

Hình 3.1: SĐTD khái quát đặc trưng truyện cổ tích thần kì

D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

- Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm giúp HS nắm được những nét khái quát về truyện cổ tích “Tấm Cám”: nội dung, nghệ thuật, đặc trưng cổ tích thần kì….

- Về nhà học bài và soạn bài mới “Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự”

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)