Sử dụng SĐTD trong dạy bài “Khái quát VHDG Việt Nam”và “Ôn tập VHDG

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 69 - 77)

tập VHDG Việt Nam”

2.2.2.1. Bài Khái quát VHDG Việt Nam a. Định hướng chung

Bài “Khái quát VHDG Việt Nam” được học ngay đầu chương trình lớp 10 sau bài “Tổng quan văn học Việt Nam”. Đây là bài học thuộc nhóm bài văn học sử, đặc điểm chung của những bài học văn học sử là tính khoa học, tính chính xác. Việc sử dụng SĐTD trong dạy học bài “Khái quát VHDG Việt Nam” là phù hợp với đặc trưng của bài, giúp HS có cái nhìn khái quát ngắn gọn, hệ thống về VHDG. Sử dụng SĐTD vào dạy bài khái quát là hính thức của SĐTD theo bài như đã trình bài trong mục 2.1.3.2. Bài “Khái quát VHDG Việt Nam” gồm 3 mục lớn: Mục I: Đặc trưng cơ bản của VHDG. Trong mục này, SGK giới

thiệu 2 đặc trưng cơ bản của VHDG là tính truyền miệng và tính tập thể. Mục II: Hệ thống

thể loại của VHDG Việt Nam. Ở phần này, SGK chủ yếu giới thiệu khái niệm và những nét

cơ bản nhất của 12 thể loại VHDG để HS có thể phân biệt các thể loại với nhau. Mục III: Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam, trong phần này tác giả SGK tập trung vào ba giá

trị về nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của bộ phận VHDG. Như vậy, kết cấu của bài rất rõ ràng, GV giảng bài nếu dùng SĐTD sẽ giúp HS nắm vững những kiến thức trọng tâm. Đăc biệt trong mục II: Hệ thống thể loại VHDG nếu dùng SĐTD GV có thể khái quát cho HS những thể loại nhỏ trong những nhóm loại lớn, giúp HS nắm được những đặc trưng nổi bật nhất của các thể loại VHDG. Rõ ràng SĐTD không chỉ phù hợp với riêng bài “Khái quát VHDG Việt Nam” mà còn phù hợp để dạy các bài văn học sử nói chung trong chương trình Ngữ văn.

b. Định hướng thực hiện

Đối với bài “Khái quát VHDG Việt Nam”, GV có thể sử dụng SĐTD cho cả bài dạy mà không cần chọn phạm vi kiến thức, vì yêu cần cần đạt của bài là giúp HS nắm được những nét khái quát nhất về VHDG. Trước tiết học, GV giao cho HS chuẩn bị bài bằng SĐTD khái quát các phần trong bài. Trong tiết học ở từng phần, GV có thể gọi HS lên bảng dựa vào SĐTD đã chuẩn bị khái quát lại. Sau đó GV chốt lại bằng SĐTD của mình để HS có thể theo dõi và ghi lại những ý cơ bản nhất phục vụ cho việc học bài.

2.2.2.2. Bài “Ôn tập VHDG Việt Nam”

a. Đinh hướng chung

Một trong những ưu điểm của SĐTD giúp ôn tập, hệ thống hóa một chương, một học kì, trong phạm vi nghiên cứu về VHDG chúng tôi nhận thấy SĐTD sẽ phát huy được hiệu quả khi được dùng trong bài “Ôn tập VHDG Việt Nam”. Đây chính là dạng SĐTD theo chương như đã trình bày trong mục 2.1.3.2. Việc lập BĐTD lúc này do chính các em lập thì mới khắc sâu vào trí não và ghi nhớ nhanh, ghi nhớ sâu. Các em có thể sử dụng các BĐTD đã lập khi học hết mỗi chủ đề, mỗi chương để các em bổ sung thêm, bớt nhánh, hoàn thiện kiến thức hoặc cũng có thể lập BĐTD khác theo cách hiểu của riêng mình để nêu được tổng thể kiến thức theo những chủ đề mà kì thi yêu cầu.

b. Định hướng thực hiện

Nếu HS đã được giao chuẩn bị ở nhà thì tiết “Ôn tập VHDG Việt Nam” có thể cho một số em báo cáo, thuyết trình SĐTD của mình để cả lớp thảo luận, góp ý (nếu cần), hoặc trong tiết học, GV sẽ chọn những vấn đề để HS có thể học tập bằng SĐTD. Đối với bài này, có thể dùng SĐTD ở một số mục cần thiết. Bài Ôn tập VHDG” bao gồm 3 mục lớn: Mục I: Nội dung ôn tập; mục II: Bài tập vận dụng; mục III: Các hình thức hoạt động ngoài giờ

học. Trong mục I: Nội dung ôn tập, có thể dùng SĐTD để hướng dẫn HS câu số 2: “VHDG Việt Nam có những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: Sử thi (sử thi anh hùng, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học)”. Trong các bài học trước đó, sau mỗi bài, GV đều dành ít thời gian

để hướng dẫn HS khái quát lại đặc trưng chủ yếu của các thể loại được học, do đó với câu hỏi ôn tập này HS sẽ dễ dàng khái quát lại bằng một SĐTD lớn.

Với câu số 3, dùng SĐTD cũng rất phù hợp: “Từ các truyện dân gian ( hoặc các

đoạn trích) đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu dưới đây. Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi (anh hùng) Truyền thuyết Truyện cổ

tích Truyện cười

Thông thường HS sẽ lập bảng để so sánh, đây là một hình thức khá quen thuộc và cũng có nhiều ưu điểm, bên cạnh hình thức lập bảng, ở những dạng câu hỏi cần hệ thống lại kiến thức như thế này, HS cũng có thể sử dụng SĐTD để làm bài tập, các em có thể chọn hình thức nào phù hợp với mình để học tập đạt hiệu quả cao (xem ví dụ hình 2.13).

Ở mục II: Bài tập vận dụng, GV có thể hướng dẫn HS trả lời mà không cần dùng

SĐTD. Trong mục III: Các hình thức hoạt động ngoài giờ học, có nội dung sau: “Có thể

chọn một số hình thức hoạt động dưới đây:

1. Chuyển các văn bản truyện dân gian thành hoạt cảnh để trình diễn: a) Chiến thắng Mtao Mxây

b) Bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy c) Các truyện cười

2. Sưu tầm các tác phẩm VHDG ở địa phương và chép vào sổ tay văn học

3. Viết một bài thu hoạch về những vấn đề tâm đắc nhất của bản thân sau khi học xong phần VHDG”.

Hoạt động ngoài giờ học hay còn gọi là hoạt động ngoại khóa giữ vai trò quan trọng trong dạy học VHDG. Hoạt động ngoại khóa văn học theo quan niệm đổi mới PPDH là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho HS; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá văn học, vì thế vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ, góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho HS. Qua hoạt động ngoại khoá văn học, HS được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. GV có thể chọn một trong các vấn đề trong mục III kết hợp với các kiến thức về VHDG khác để vạch ra chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên để đưa kế hoạch hoạt động ngoại khóa đến HS thì ngay từ đầu năm kế hoạch này đã được đề xuất với tổ chuyên môn. Tổ trưởng bộ môn thông qua sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường và dự trù những khoản kinh phí để đề xuất với lãnh đạo nhà trường. Tổ bộ môn có sự phân

công công việc cụ thể với từng thành viên: ban tổ chức, ban giám khảo, bộ phận chuẩn bị chương trình chi tiết cho buổi hoạt động,…

SĐTD có lợi thế trong việc lập kế hoạch, vì vậy GV có thể dùng SĐTD để lập một kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho cả trường. SĐTD sẽ cho chúng ta có cái nhìn một cách khái quát nhất về kế hoạch hoạt động ngoại khóa như thời gian, địa điểm, chủ đề cũng như quy định về cuộc thi để từng lớp, từng cá nhân HS nắm và thực hiện cho tốt.

Như vậy sử dụng SĐTD trong dạy bài “Ôn tập VHDG Việt Nam”, GV cũng hết sức linh hoạt, phải chọn được những phần kiến thức phù hợp để sử dụng SĐTD. Đặc biệt, GV có thể sử dụng SĐTD để lồng ghép triển khai kế hoạch hoạt động ngoại khóa của trường vào phần III của bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.14: SĐTD lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa VHDG

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 69 - 77)