Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 80 - 81)

Bên cạnh việc kết hợp nhiều PPDH, để sử dụng SĐTD có hiệu quả cần phải kết hợp các phương tiện dạy học hiện đại cụ thể là việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Theo quan niệm truyền thống trong dạy học văn, người ta cho rằng môn văn là môn thuộc khoa học xã hội nhân văn, người GV dạy văn vẫn có thế dạy rất hay mà không cần đến việc sử dụng công nghệ thông tin. Người ta cho rằng công nghệ thông tin sẽ làm giảm cảm xúc của GV trong quá trình dạy. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm, nếu sử dụng công nghệ thông tin phù hợp sẽ tạo nên hứng thú học tập ở HS. Khi người học hứng thú với môn học thì GV mới thật sự có cảm xúc. Ví dụ: khi dạy về bài “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, GV có thể đưa HS đến với lễ hội Cổ Loa, hình ảnh thành Cổ Loa, An Dương Vương… tạo không khí hứng thú để việc cảm thụ tác phẩm này được hiệu quả. Hoặc khi dạy về “Tấm Cám”, GV có thể chiếu cho HS xem một vài đoạn phim về Tấm…Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cần thiết nhưng CNTT chỉ là phương tiện nhằm góp phần tối ưu cho dạy học tích cực chứ không bao giờ thay thế được vai trò của người dạy và người học dù nó có hiện đại đến đâu đi chăng nữa. GV phải cân nhắc thật kĩ những phần nào nên ứng dụng và không nên ứng dụng trong phân môn của mình. Phần mềm SĐTD Mindmanager Pro7 có nhiều tính năng, một trong những ưu thế của phần mềm này đó là tính liên kết, GV có thể vừa dùng sơ đồ vừa có thể kết hợp cho HS xem những hình ảnh, nhạc hay đoạn phim phù hợp được liên kết ngay trên các nhánh của sơ đồ. Sự minh họa này khá tiện lợi và có tính trực quan cao. Vậy nên khi sử dụng SĐTD việc ứng dụng công nghệ thông tin có tác dụng hỗ trợ rất cao, sử dụng công nghệ thông tin phù hợp, linh hoạt sẽ khiến bài giảng văn giàu cảm xúc và mở ra thế giới bên ngoài rộng lớn vô tận.

2.3.3.Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng SĐTD

Không nên sử dụng SĐTD một cách hình thức, đối phó vì nhiều lí do: tính hình thức sẽ dẫn đến tình trạng HS chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, chỉ thấy quan hệ bên

ngoài, không hiểu bản chất của kiến thức. HS không thấy được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, không thiết lập được mối liên hệ giữa các kiến thức đã biết với kiến thức mới cần tiếp thu, HS không biết sử dụng những kiến thức đã có như là những thông tin tư liệu minh hoạ làm cơ sở để tiếp nhận kiến thức mới. Sau khi học xong các chương, các phần, các bài HS không thấy tính hệ thống của kiến thức, không thấy được ý nghĩa của kiến thức được vận dụng vào thực tiễn.

Đồng thời cũng tránh làm dụng SĐTD, như đã nói SĐTD chỉ có tác dụng hỗ trợ việc giảng dạy, không nên xem đó là phương pháp duy nhất, tối ưu trong giờ học. Đồng thời tránh sử dụng SĐTD tràn lan, chỗ nào cũng dùng SĐTD. Chỉ nên chọn những bài, những phần kiến thức mà nếu dùng SĐTD sẽ mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 80 - 81)