(1 tiết, theo phân phối chương trình( PPCT) là tiết 4) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG
- Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG. Đây là cơ sở để HS có thái độ tôn trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần VHDG trong chương trình. - Nắm được khái niệm các thể loại về VHDG Việt Nam. Mục tiêu đặt ra cho HS có thể nhớ và kể tên các loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách Ngữ văn 10, tập 1
- Sách Giáo viên 10, tập 1 - Một số tài liệu về VHDG.
- Máy Projecter, máy chiếu Overhear C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH * Vế phía GV
- Trước tiết học, GV dành 1 tiết để giới thiệu cho HS về SĐTD, về cách vẽ SĐTD trên giấy, hướng dẫn qua về phần mềm Mindjet Mindmanager Pro7 để những em nào có điều kiện có thể dùng trong học tập.
- Yêu cầu HS chuẩn bị trước một số công việc cụ thể cho bài học như: đọc trước bài học, soạn bài dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK. Dựa vào SGK vẽ SĐTD khái quát bài học đặc biệt mục II của bài.
- GV tổ chức giờ dạy theo hướng kết hợp nhiều phương pháp tích cực với nhau: sử dụng SĐTD, phương pháp đọc hiểu, thảo luận nhóm, phát vấn nêu vấn đề…
* Về phía HS
Hoàn thành khâu chuẩn bị ở nhà: đọc bài, soạn bài dựa vào câu hỏi hướng dẫn trong SGK, vẽ SĐTD khái quát mục II của bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
* Lời vào bài: “VHDG là một bộ phận quan trọng trong nền văn học Việt Nam, có vai trò rất lớn trong đời sống con người. VHDG vô cùng phong phú, đa dạng, chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc trưng cơ bản, thể loại cũng như giá trị cơ bản của VHDG qua bài “Khái quát VHDG Việt Nam”.
* Học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV chiếu SĐTD khái quát bài học để HS nắm được tổng quát bài.
GV hướng dẫn HS cách ghi bài, các em có thể ghi theo sơ đồ, cũng có thể ở từng ý lớn đến ý nhỏ các em dùng dấu mũi tên. Nếu sơ đồ lớn, các em có thể kết hợp với cách ghi truyền thống.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của VHDG
GV gọi HS đọc mục I (SGK trang 16)
PV: VHDG là gì? Hãy nêu những đặc trưng của VHDG? Ở câu hỏi này GV chỉ cần nghe và nhận xét câu trả lời của HS, HS không cần thiết phải ghi bài. PV: Em hiểu như thế nào về tính truyền miệng?
GV chốt lại 3 phương thức của truyền miệng,mđồng thời nhấn mạnh tính truyền miệng gắn với diễn xướng dân gian. Mặt khác truyền miệng cũng sinh ra tính dị bản trong sáng tác và lưu truyền. PV: Em hiểu thế nào là sáng tác tập thể? Nêu ví dụ?
GV chốt lại phần tổng kết mục I trong ghi chú Notes
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG.
GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm: Hãy chia các thể loại VHDG vào các nhóm loại: tác phẩm TSDG, tác phẩm TTDG, sân khấu dân gian và lời nói có vần. Đồng thời nêu đặc trưng cơ bản nhất của từng thể loại một. Lớp chia nhóm thảo luận trong vòng 7 phút và cử các đại diện trình bày.
GV chốt lại các ý chính bằng
Notes: Có thể nói tính truyền miệng và tính tập thể có mối quan hệ khăng khít trong sáng tác VHDG.
SĐTD, ở mỗi thể loại, GV nêu ví dụ minh họa.
GV lần lượt chiếu các nhánh của SĐTD nên khi ghi bài HS có thể ghi theo từng nhánh nhỏ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu những giá trị của VHDG.
GV PV: Em hãy nêu những giá trị cơ bản của VHDG, nêu VD cụ thể?
HS trả lời, GV nhận xét.
Ở mỗi giá trị, GV lấy ví dụ cụ thể để HS dễ nắm bài
GV tổng kết mục III trong phần ghi chú Notes
Notes Trong tiến trình lịch sử, VHDG đã phát triển song song cùng văn học viết, làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Nắm được những nét cơ bản về đặc trưng cơ bản của VHDG, những thể loại cũng như giá trị cơ bản của VHDG.
- Học bài cũ và soạn bài tiếp theo “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.