2.1.1 Ứng dụng của SĐTD đối với GV
2.1.1.1.Soạn ghi chú cho bài giảng
Dùng SĐTD làm ghi chú cho bài giảng là một trong những cách ứng dụng hữu hiệu nhất. So với cách viết ra thì soạn bài giảng theo hình thức SĐTD nhanh hơn nhiều và có ưu điểm lớn là cho phép cả GV lẫn HS luôn có cái nhìn tổng quát về chủ đề. Đối với GV, để thiết kế một SĐTD đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng SĐTD trên bảng, cũng có thể dùng phần mềm Mindmanager Pro7. Đối với phần mềm này, GV có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim, đoạn nhạc có liên quan được liên kết với sơ đồ. Với phần mềm MindManager Pro7, bài giảng của GV cũng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, bài giảng được hệ thống hóa, tập trung vào các yếu tố cơ bản. Từ đó có thể giúp HS hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Nhờ có những đặc tính hỗ trợ trí nhớ, SĐTD cho phép GV chỉ cần xem lướt qua trước khi đến lớp là có thể nhanh chóng nắm bắt trọng tâm. Vì kiến thức của GV mỗi ngày càng phong phú nên cùng một SĐTD sẽ hình thành nhiều bài giảng khác nhau nếu nó được sử dụng từ năm này sang năm khác. Điều đó giúp GV tránh được sự tẻ nhạt của các ghi chú đã quá cũ mà không cần phải tốn thêm công sức. Nhờ thế, việc giảng dạy trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với cả GV lẫn HS.
Khi dùng làm dàn ý cho bài giảng, SĐTD giúp GV có khả năng duy trì sự cân đối giữa tính ngẫu hứng, sinh động của một bài nói chuyện với bố cục rõ ràng, hợp lý của một bài thuyết trình. Hơn nữa, SĐTD còn cho phép GV giảng bài theo đúng thời gian quy định, hoặc nếu thời gian quy định thay đổi vì lý do nào đó thì GV cũng có thể chỉnh sửa cho bài giảng dài hơn hay ngắn đi theo yêu cầu. Chức năng chỉnh sửa này rất hữu ích trong trường hợp GV nhận được một thông tin mới nào đó ngay trước lúc giảng.
Dựa vào mục đích, nội dung GV lựa chọn SĐTD và cho HS tìm hiểu kiến thức bài học.Từ đó quá trình học dần dần trở thành quá trình tự học, tự rèn luyện một cách tự giác, qua đó phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của HS.
Trong quá trình dạy và học cần phải điều chỉnh các sơ đồ nội dung bài giảng cho thật hợp lí, linh hoạt theo quan điểm toàn diện - phân hoá, vừa mang tính chất khoa học, vừa phản ánh logic nội dung bài học phù hợp với từng đối tượng HS và tiện cho việc sử dụng trên lớp của GV.
Về mặt phương tiện, nếu dạy SĐTD bằng phần mềm Mind manager Pro7 GV cần có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu Overhead, máy chiếu tinh thể lỏng (LCD-Projector),...Vì vậy người GV phải có kỹ năng sử dụng máy vi tính và làm chủ các thiết bị hiện đại trong quá trình dạy học. Nếu không dùng phần mềm Mind manager GV có thể sử dụng SĐTD trong tiết học bằng cách vẽ trực tiếp lên bảng, hoặc chuẩn bị SĐTD bằng bảng phụ. Tất nhiên việc dùng SĐTD bằng vẽ tay sẽ gặp nhiều hạn chế hơn. Bên cạnh những ưu điểm trong việc soạn bài, nếu sử dụng SĐTD nhiều thì bài giảng văn của GV sẽ trở nên khô khan, cứng nhắc.Vậy nên GV chỉ dùng SĐTD ở những phạm vi kiến thức cần thiết.
2.1.1.2. Hoạch định cho năm và cho học kì
GV có thể dùng SĐTD để có cái nhìn tổng quát về chương trình học cả năm, bao gồm các học kỳ và hình thức bài học phải dạy.
SĐTD cho học kỳ là một phần của kế hoạch hàng năm, thường có dạng SĐTD nhỏ hơn, và được phát triển từ một hoặc nhiều nhánh trong chương trình cho năm. Kế hoạch của học kỳ có thể cho thấy chủ đề và thứ tự giảng dạy mà GV sẽ theo trong giáo trình.
2.1.1.3.Thi cử
Nếu mục đích của kỳ thi là kiểm tra kiến thức và mức độ hiểu bài chứ không phải khả năng viết của HS thì SĐTD là giải pháp lý tưởng, vì có thể giúp GV thấy ngay HS có bao quát được chủ đề hay không, cũng như các mặt mạnh và yếu của mỗi HS. Ngoài ra, SĐTD còn cho thấy những chỗ mà chuỗi liên kết ý tưởng, vì một lý do nào đó, đã bị lệch lạc. Do vậy, phương pháp này sẽ giúp GV có thể đánh giá rõ ràng và khách quan và mức độ hiểu biết của HS mà không bị ảnh hưởng bởi cảm nhận về những kỹ năng trong các lĩnh vực
khác như đúng ngữ pháp, không sai chính tả hay chữ viết rõ ràng. Hơn nữa, hình thức kiểm tra theo cách vừa nêu còn tiết kiệm nhiều thời gian thường bị mất cho việc đọc và chấm bài thi với số lượng lớn. Tuy nhiên việc sử dụng SĐTD vào hình thức kiểm tra viết còn hạn chế vì khó có thể đánh giá khả năng diễn đạt của HS, vậy nên chúng ta chỉ có thể sử dụng trong một số trường hợp kiểm tra 15 phút.
Nhìn chung để vận dụng SĐTD trong dạy học có hiệu quả thì GV cần nắm được đặc điểm của SĐTD và yêu cầu phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện của HS. Trước khi vận dụng cần xem xét toàn bộ chương trình, để tìm ra những bài dạy, những nội dung trong bài thích hợp để dùng SĐTD.
2.1.2. Ứng dụng của SĐTD đối với HS 2.1.2.1.Giúp HS ghi chép bài giảng 2.1.2.1.Giúp HS ghi chép bài giảng
Trước hết GV phải giới thiệu một số SĐTD cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các SĐTD riêng cho mình. Trong phạm vi cá nhân, HS có thể sử dụng SĐTD để học bài mới hay ghi chép, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của từng bài học và môn học. Mục đích hàng đầu của việc ghi chép là ôn lại thông tin nhằm tăng khả năng ghi nhớ, tái hiện lại kiến thức. Thông thường, việc ghi chép bài của HS rất dàn trải, có cả những từ và cụm từ không cần thiết sẽ khiến cho quá trình ôn lại gặp khó khăn, ngoài ra HS ít có cơ hội bổ sung những ý liên tưởng và cách xắp sếp của chính mình. Những bài ghi chép đó có rất ít mối liên hệ với vốn kiến thức hiện có của người học, do đó chúng dễ bị lãng quên. Chính vì vậy, sử dụng SĐTD để ghi chép sẽ hiệu quả hơn. Kĩ thuật ghi chép này cho phép người học nhanh chóng ghi lại các ý tưởng, sắp xếp một cách cơ bản các thông tin theo đúng cách hiểu của mình, đồng thời có thể bổ sung những suy nghĩ, quan điểm của cá nhân, tăng khả năng hiểu bài.
Như vậy, ưu điểm của SĐTD là giúp HS trong quá trình học tập trên lớp nắm vững nội dung cơ bản của bài học, hệ thống hóa nội dung kiến thức và biểu thị bằng SĐTD, ghi nhớ nội dung học tập một cách sâu sắc, rèn luyện các em kĩ năng lập dàn bài khi đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Tuy vậy, sử dụng SĐTD trong ghi chép đối với HS cũng có những hạn chế: các em đã quen với cách ghi chú truyền thống, việc ghi theo SĐTD nhất là ở những SĐTD lớn sẽ gặp khó khăn vì kích thước trang giấy nhỏ hơn so với sơ đồ,…
2.1.2.2. Giúp HS tự học
Hoạt động tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của cá nhân hướng tới những mục tiêu nhất định. Tự học không chỉ có ý nghĩa trong thời gian học tập ở nhà trường, mà còn có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi người. Tự học bằng SĐTD có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Tự học trên lớp
Đây là hình thức tự học theo hướng phát huy tính độc lập và tính sáng tạo của HS để thu nhận kiến thức mới trong các bài học hoặc hệ thống hoá kiến thức. GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung bài trong SGK rồi lập SĐTD để thể hiện các mối quan hệ của các yếu tố của bài học. Hình thức này giúp cho HS có một phong cách tự học theo SGK một cách chủ động.
- Tự học ở nhà
Tự học ở nhà với mục đích thu nhận kiến thức mới hoặc ôn tập, ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Bằng SĐTD, HS có thể lập được dàn ý cơ bản của các nội dung học tập. Từ đó có điểm tựa để HS ghi nhớ kiến thức theo một hệ thống logic khoa học. Những hình ảnh của SĐTD sẽ giúp cho HS vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng. Nhìn chung, với SĐTD, HS có thể lập kế hoạch tự học. Phần lớn bài học trong SGK khi soạn bài sẽ có nhiều vấn đề. HS nghiên cứu nội dung SGK trước ở nhà, nhờ những SĐTD thể hiện mối quan hệ của các kiến thức, HS sẽ có một phương pháp ghi nhớ bằng "ngôn ngữ" SĐTD, vừa ngắn gọn, lâu bền và dễ tái hiện, có thể vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể.
Thông qua hoạt động học tập bằng SĐTD, HS sẽ hình thành tư duy hệ thống. Từ những bài tập, những câu hỏi mang tính khái quát, GV sẽ hình thành cho HS một phong cách tự học khoa học. Thường xuyên hướng dẫn HS tự học bằng SĐTD sẽ giúp cho HS có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học
2.1.2.3. Giúp HS trong thảo luận nhóm và thuyết trình
Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không đi đến được kết luận cuối cùng. Sử dụng SĐTD sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi SĐTD tạo nên sự đồng thuận trong nhóm vì các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, và cùng thống nhất một sơ đồ chung, tránh được hiện tượng lan man đi lạc chủ đề. Không những vậy, SĐTD đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng
trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên SĐTD của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên SĐTD. Qua đó giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học mà không gây sự nhàm chán. Từ đó dần hình thành cho các em kĩ năng thuyết trình trước đám đông.
2.1.3. Các loại SĐTD
Có ba loại SĐTD cơ bản nhằm giúp sắp xếp kiến thức và học tập một cách có hiệu quả.
2.1.3.1. SĐTD tổng quát (khái quát nội dung cả cuốn sách)
Dạng SĐTD này giúp khái quát nội dung một cuốn sách hoặc cho ta cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học, giúp cho việc hình dung số lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kỳ thi. Tuy nhiên dạng sơ đồ này rất ít dùng vì khối lượng kiến thức của một cuốn sách hay một môn học là rất lớn nên việc vẽ sơ đồ gặp nhiều khó khăn.
2.1.3.2. SĐTD theo chương, bài
Khi vẽ SĐTD cho từng chương sách riêng biệt đối với các chương ngắn, có thể tập trung tất cả các thông tin trên một trang SĐTD, đối với những chương dài, có thể cần đến 2-3 trang SĐTD.
2.1.3.3. SĐTD theo từng ý chính
Một cách khác là vẽ SĐTD theo từng ý lớn trong sách. SĐTD theo ý lớn giúp bạn tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần thiết mà không cần đọc lại từng câu chữ của đoạn văn chứa ý đó. Ví dụ SĐTD riêng cho nhân vật, hoặc một vấn đề lớn trong bài như: SĐTD dạy học nhân vật An Dương Vương, cuộc chiến Đăm Săn và Mtao Mxây,…
2.2. Sử dụng SĐTD trong dạy VHDG Việt Nam 2.2.1. SĐTD trong dạy học tác phẩm TSDG 2.2.1. SĐTD trong dạy học tác phẩm TSDG
2.2.1.1. Khái quát về tác phẩm TSDG
a. Định nghĩa tác phẩm tự sự
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa. “Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành
một câu chuyện về ai đó hoặc về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch” [ 2, tr.385] .Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Tác phẩm TSDG bao gồm những thể loại cơ bản sau: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, vè.
b. Đặc trưng một số thể loại TSDG trong chương trình THPT
• Sử thi: “Sử thi là tác phẩm TSDG có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân cổ đại” [4, tr.17]. Có hai loại sử thi dân gian: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Thời đại sử thi còn gọi là thời đại anh hùng ca. Sử thi đánh dấu thời kì chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Lí tưởng của thời đại này là ca ngợi sự hùng mạnh của cộng đồng.
Thi pháp của sử thi anh hùng tất cả đều xoay quanh những người anh hùng với “hình thức lớn và nội dung lớn”. Nhân vật anh hùng là trung tâm, là đối tượng chính được miêu tả, phản ánh trong tác phẩm, đồng thời gửi gắm những tư tưởng tình cảm, những ước mơ, khát khao của con người về một mẫu người lí tưởng của cả thời đại.
Nhân vật anh hùng trong sử thi thường được xây dựng bằng các biện pháp phóng đại, cường điệu đến mức thần thánh hóa, kì vĩ hóa hình tượng người anh hùng khiến cho hình ảnh người anh hùng trở nên hoàn thiện hoàn mĩ. Có thể nói một trong những yếu tố góp phần tạo nên giá trị độc đáo và trường cửu của các bản sử thi là yếu tố ngôn ngữ. Ngôn ngữ sử thi bao gồm ba đặc điểm cơ bản là: ngôn ngữ giàu hình tượng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu và giàu tính kịch.
Từ đặc điểm cơ bản về thi pháp sử thi anh hùng như trên, khi dạy sử thi “Đăm Săn” cụ thể là đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trước hết cần cho HS nắm được cốt truyện về người anh hùng Đăm Săn trong toàn tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng. GV cần làm bật vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn, “đó là con người của sự hoàn thiện, hoàn mĩ thể hiện trên các mặt – sức mạnh cũng như tài năng, đạo đức cũng như ngoại hình đều tương xứng với vị trí hiếm quý của nó – một tù trưởng giàu mạnh” [6, tr.198]. Đặc biệt GV cần khai thác các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích như miêu tả, so sánh, phóng đại, tượng trưng để làm nổi bật chân dung người anh hùng Đăm Săn.
Thế giới hiện thực trong sử thi “Đăm Săn” mang tính sơ khai, thơ ngộ nhưng thể hiện được khát vọng mãnh liệt của nhân dân về một cộng đồng dân cư hưng thịnh, ấm no. Thậm chí khi kể về chiến tranh họ vẫn hướng về cuộc sống hòa bình với những cảnh ăn mừng tưng bừng, tấp nập sau chiến thắng. Trong không khí sôi nổi đó, người anh hùng hiện ra với tầm vóc kì vĩ, sức mạnh vô song. Dạy học sử thi nên chú ý làm nổi bật vẻ đẹp văn hóa Tây