Văn học dân gian trong trường phổ thông

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 35)

1.3.1. Những nét khái quát về VHDG 1.3.1.1. Khái niệm VHDG

VHDG là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại đến ngày nay.

VHDG ở Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân (hoặc văn học bình dân, , văn chương hoặc văn học truyền miệng, sáng tác dân gian,…). Những khái niệm này xuất hiện sớm nhất là từ đầu thế kỉ XX. Trước đó trong các thư tịch về VHDG, mới chỉ thấy lưu hành những thuật ngữ dùng để nói về từng thể loại VHDG. Riêng khái niệm VHDG thì chỉ mới xuất hiện vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, và hiện nay đã được dùng rộng rãi trong giới nghiên cứu văn học.

1.3.1.2. Đặc trưng VHDG:

VHDG có nhiều đặc trưng, đó là những đặc trưng sau đây: tính truyền miệng; tính tập thể; tính nguyên hợp; tính diễn xướng; tính đa chức năng; tính dị bản;...

Tính truyền miệng: Phương thức sáng tác bằng truyền miệng là phương thức chủ yếu, thậm chí là phương thức duy nhất của VHGD. Trong điều kiện một thị tộc, bộ tộc, một dân tộc chưa có chữ viết thì VHDG của thị tộc, bộ tộc, dân tộc đó không thể có phương thức sáng tác và tồn tại nào khác ngoài phương thức truyền miệng. Tính truyền miệng đã trở thành một đặc trưng cơ bản của VHDG. Đặc trưng này cho thấy VHDG ra đời là kết quả của quá trình ứng khẩu, ứng tác. Trong các dịp cộng đồng quây quần, lao động, vui chơi, hoặc trong các buổi sinh hoạt văn hóa mang tính lễ nghi của bộ tộc, tác giả dân gian có thể sáng tạo một tác phẩm VHDG bằng cửa miệng để bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm của mình hay để đối đáp trao gửi tình cảm. Sau đó tác phẩm ấy được các cá nhân khác lưu truyền bằng trí nhớ. Quá trình truyền miệng có thể diễn ra theo không gian và thời gian, tức truyền từ vùng này sang vùng khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Khi chữ viết chưa xuất hiện, có thể gọi đó là thời kì lịch sử xã hội còn hạn chế, tính truyền miệng góp phần lưu giữ kho tàng văn học

đồ sộ của dân tộc. Đến thời kì có chữ viết mặc dù đã có phương thức sáng tác và lưu truyền bằng chữ viết nhưng không vì thế phương thức truyền miệng của VHDG mất đi mà nó vẫn tồn tại giúp VHDG phát triển song song cùng văn học viết.

Tính truyền miệng chi phối nội dung và hình thức của một tác phẩm VHDG. Do được sáng tác qua con đường ứng khẩu, ứng tác nên ngôn từ trong tác phẩm VHDG thường giản dị và mang tính hình tượng cao, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người lao động. Bởi vậy ta thường thấy trong các sáng trữ tình dân gian, các biểu tượng như trầu – cau, hoa – bướm, gốc đa – sân đình, thuyền – bến, cái khăn - chiếc áo…trở nên quen thuộc. Hay trong các thể loại tự sự dân gian, nội dung câu chuyện thường được xây dựng theo kết cấu thời gian tuyến tính, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, không gian thường gói gọn trong quy mô làng xã. Vì thế tác phẩm VHDG thường dễ nhớ, dễ thuộc và gần gũi với công chúng.

Tính truyền miệng không phải đơn thuần chỉ thuộc phạm trù hình thức, chỉ nói lên hình thức tồn tại của VHDG. Nó còn là một phạm trù thẩm mĩ, có vai trò to lớn đối với vẻ đẹp thuần khiết của VHDG, phân biệt sự khác nhau rõ rệt giữa VHDG và văn học thành văn.

Tính tập thể: Tính tập thể là một biểu hiện cho mối quan hệ phụ thuộc của VHDG vào môi trường sinh hoạt của nó, xét cho cùng thì nó có cơ sở từ điều kiện sống, điều kiện lao động và sinh hoạt tập thể của quần chúng nhân dân.

Nói tới tính tập thể là nói đến tính vô danh của những tác phẩm VHDG, những tác phẩm kết tinh sự sáng tạo của tập thể và do đó không mang dấu ấn cá nhân, không có cá tính rõ rệt. Mặc dù lúc đầu tác phẩm VHDG hình thành là kết quả của một cá nhân khởi xướng nhưng sau đó được tập thể tiếp nhận tiếp tục lưu truyền và sáng tác làm cho tác phẩm biến đổi dần, thường là tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.

Tính tập thể tạo nên một đặc trưng độc đáo của VHDG, trái ngược với dấu ấn cá nhân trong văn học viết. Một tác phẩm VHDG có giá trị sẽ nhanh chóng được tập thể đón nhận như một sản phẩm tinh thần chung. Họ có quyền thêm bớt, sửa chữa cho phù hợp với sở thích, phong tục, thói quen từng địa phương. Vì vậy trong quá trình lưu truyền tác phẩm VHDG không cố định và luôn được hoàn thiện. Nếu như tác phẩm được qua tay một người có tài năng, nó có thể đạt đến trình độ hoàn thiện cao nhất và ngược lại.Tính truyền miệng và tính tập thể trong VHDG có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Bên cạnh hai đặc trưng cơ bản nhất của VHDG kể trên chúng ta có thể điểm thêm vài nét về những đặc trưng khác của VHDG, cụ thể: Tính nguyên hợp trong VHDG là một

biểu hiện của sự nhận thức nguyên hợp của người nguyên thủy, điều đó thể hiện ra ở chỗ trong nội bộ nghệ thuật nguyên thủy còn chưa có sự phân hóa rõ rệt và sự phát triển độc lập của các loại hình nghệ thuật khác nhau, trong VHDG thời kì nguyên thủy, thành phần ngôn ngữ còn có sự kết hợp chặt chẽ với nhiều thành phần nghệ thuật khác như: âm nhạc, nhảy múa, điệu bộ,… Nói đến tính truyền miệng người ta lại nói đến quá trình diễn xướng dân gian hay gọi là tính diễn xướng, đây cũng là một trong những đặc trưng quan trọng của

VHDG, người ta có thể nói, kể, hát, diễn tác phẩm dân gian. Ở đây, lời (tức phần ngôn từ truyền miệng) ở một số thể loại có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác (lời thơ trong ca dao thường được hát theo làn điệu: một vở chèo khi trình diễn bao gồm cả lời, nhạc, múa và diễn xuất của nghệ nhân). Nói như Hoàng Tiến Tựu “Tác phẩm VHDG sinh ra trong biểu diễn, lớn lên bằng biểu diễn và tồn tại ở dạng sinh động nhất cũng là dạng biểu diễn” [ 29, tr.53]. Một đặc trưng khá quan trọng của VHDG là tính đa chức năng, trong VHDG chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng sinh hoạt hợp thành một thể thống nhất. Mặt khác, VHDG không chỉ thực hiện những chức năng của một loại nghệ thuật đã chuyên môn hóa như văn học viết mà kết hợp nhiều chức năng khác nhau: chức năng của nghệ thuật, chức năng của khoa học, chức năng sinh hoạt hay chức năng thực hành,…). Quá trình lưu truyền bằng trí nhớ và sự thêm bớt của tập thể dẫn đến sự ra đời dị bản tạo nên đặc trưng của VHDG là tính dị bản, biểu hiện ở tính chất động, không cố định trong VHDG. Dị bản có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc sâu dấu ấn riêng biệt về địa hình, phong tục, lối sống, quan niệm ứng xử của từng địa phương. Tác phẩm còn sống là còn khả năng được sáng tác lại, bổ sung thêm hoặc bớt, tức là thường xuyên phát sinh dị bản mới. Trong việc giảng dạy tác phẩm VHDG ở nhà trường, việc đối chiếu, so sánh và phẩm bình các dị bản khác nhau của một tác phẩm có hiệu quả rất lớn đối với dạy học tác phẩm.

1.3.2. VGDG trong trường phổ thông

1.3.2.1. Vị trí VHDG trong trường phổ thông

“VHDG là một trong hai bộ phận quan trọng cấu thành nền văn học của một dân tộc. Chính vì vậy không riêng gì ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới VHDG đều được đưa vào giảng dạy trong nhà trường các cấp. VHDG có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục tốt đối với thế hệ trẻ trong nhà trường, nhưng không phải ngay từ đầu nó đã có vị trí xứng đáng trong chương trình văn học ở trường phổ thông” [28,tr.49]

Do cách nhìn chưa đúng đắn của một thời, chương trình cũ trước Cải cách Giáo dục đã đưa văn học hiện đại sau Cách mạng tháng Tám vào quá nhiều khiến cho tỉ lệ VHDG và văn học cổ điển bị co lại. Đến Cải cách Giáo dục (những năm 80 của thế kỉ XX) thì mới có sự điều chỉnh hợp lí. Sự điều chỉnh đó bắt đầu từ nhận xét về chương trình cũ (trước Cải cách Giáo dục) của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội:

“Tỉ lệ các bài văn học cổ điển, VHDG trong SGK quá thấp so với văn học hiện đại…Chất liệu hồn nhiên, tươi mát trong sáng, truyền thống vui vẻ, hài hước, lòng nhân ái, tình yêu đối với thiên nhiên, con người trong văn học VHDG và văn học cổ điển chưa được chú ý đúng mức…

Từ nhận định trên, Ủy ban đưa ra một số kiến nghị, trong đó có kiến nghị về phân bố chương trình:

Trong việc phân bố chương trình, ngoài việc chú trọng tới văn học đương đại, cần nghiên cứu để dành một tỷ lệ thích đáng cho VHDG, văn học cổ điển, văn học trước Cách mạng tháng Tám và tinh hoa văn học thế giới.

….Chúng tôi cho rằng phân bố lại, có thể là: - VHDG trong nước và thế giới: 30%

- Văn học cổ điển, cận đại: 50% - Văn học hiện đại: 20%” [28,tr.25]

Nhận xét và kiến nghị trên đây đã mở ra một thời kì mới cho môn văn học trong nhà trường, trước hết là ở khâu soạn thảo chương trình và biên soạn SGK, trong đó VHDG đã được đưa lên đúng vị trí quan trọng của nó.

VHDG đã được đưa vào học ngay từ cấp 1 và chiếm thời lượng khá nhiều trong chương trình phổ thông (THCS và THPT). Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi chỉ thống kê cấu tạo và nội dung phần VHDG ở lớp 10 THPT.

Học kì I của chương trình Ngữ văn 10 kéo dài 18 tuần, VHDG được phân bố từ tuần thứ 2 tới tuần thứ 11. Số tiết và nội dung bài học cụ thể ở sách cơ bản và nâng cao như sau.

Bảng 1.1: Thống kê đơn vị bài học VHDG trong SGK Ngữ văn 10

Thể loại Sách cơ bản Số

tiết

Sách nâng cao Số

tiết - Khái quát VHDG Việt

Nam

1 - Khái quát VHDG Việt Nam

2

Sử thi - Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi “ Đăm Săn”)

2 - Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi “ Đăm Săn”) - Đọc thêm: Đẻ đất đẻ nước (trích) 2 1 Truyền thuyết

- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 2 - Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 2 Cổ tích - Truyện cổ tích Tấm Cám 2 - Truyện cổ tích Tấm Cám - Đọc thêm: Chử Đồng Tử 2 1

Ca dao - Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

- Ca dao hài hước + Đọc thêm “Tiễn dặn người yêu”

2

2

- Ca dao than thân

- Ca dao yêu thương, tình nghĩa

- Ca dao hài hước, châm biếm - Đọc thêm: Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn… 1 2 1

Truyện cười - Nhưng nó phải bằng hai mày

- Tam đại con gà

1 - Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà - Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu) 1 2 Tục ngữ - Tục ngữ đạo đức lối sống 2

- Ôn tập VHDG Việt Nam 2

Tổng số tiết VHDG trong sách 10 ban cơ bản là 15 tiết, sách nâng cao là 21 tiết. Tuy nhiên trong chương trình giảm tải SGK năm học 2011 – 2012 của Bộ Giáo dục, phần “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” chỉ dạy 3 bài (bài 1,4,6) dù tiết PPCT vẫn là 2 tiết. So sánh chương trình VHDG ở hai sách cơ bản và nâng cao chúng ta nhận thấy nội dung ở sách nâng cao trình bày sâu hơn, thể loại phong phú hơn. Việc chọn tác phẩm VHDG trong SGK 10 đã thể hiện khá nhất quán sự có mặt của các thể loại phong phú và cấu trúc bài học theo dạng tích hợp. Chương trình VHDG trong SGK 10 hiện nay ngoài những thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao có đưa thể loại sử thi và truyện thơ của các dân tộc thiểu số đề tạo sự cân đối, toàn diện nền VHDG cùa 54 cộng đồng dân tộc anh em trên đất nước ta.

1.3.2.2. Tình hình dạy VHDG trong nhà trường phổ thông a. Phương hướng đổi mới cơ bản :

Dạy VHDG theo thi pháp VHDG: Dạy văn học là dạy một loại hình nghệ thuật, vì vậy phải khám phá cả thế giới nghệ thuật đó bằng những quy luật của chính nó. Do đó, cách dạy khoa học nhất là cách dạy theo quan điểm thi pháp học. VHDG khác văn học viết, nên thi pháp VHDG cũng không giống thi pháp văn học viết. Bởi vậy, không thể dạy VHDG bằng thi pháp của văn học viết mà phải dạy VHDG bằng thi pháp VHDG. Ta thấy, cùng là thể loại thơ, nhưng ca dao không phải là thơ, và các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật…của ca dao khác thơ. Trong thể loại truyện cũng vậy, kết cấu truyện dân gian khác với kết cấu truyện hiện đại, nhân vật trong truyện đời xưa không giống nhân vật trong truyện ngày nay (một bên là điển hình tính cách, một bên là điển hình nhân vật). Chính vì vậy dạy văn học viết dường như chỉ khai thác trên văn bản ngôn từ của tác phẩm (những yếu tố ngoài văn bản cũng có nhưng không đáng kể), nhưng dạy VHDG thì bên cạnh văn bản ngôn từ là cơ sở chủ yếu, chúng ta còn cần khai thác thêm những yếu tố ngoài văn bản và cả những mặt giao thoa nữa.

Dạy VHDG theo quan điển hệ thống, bằng phương pháp hệ thống: Đây cũng là quan điểm dạy VHDG theo thi pháp VHDG. Có nghĩa là phải đặt tác phẩm VHDG trong những hệ thống sau đây để tiếp cận và giảng dạy: hệ thống dị bản, hệ thống môtíp và hệ thống văn hóa dân gian. Thi pháp VHDG cũng nhắc chúng ta một điều quan trọng trong

phương pháp giảng dạy: phải chú ý đến tâm thức HS và những khoảng cách nhiều mặt của các em đối với thế giới VHDG cổ xưa ở làng quê – đặc biệt là đối với HS thành thị - khi hướng dẫn HS học VHDG trong nhà trường.

Dạy VHDG có sử dụng hệ phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực ở HS:

Những năm gần đây ngành Giáo dục Đào tạo đã đề ra nhiều đổi mới PPDH. Một trong những mục tiêu của việc đổi mới PPDH là phát huy tính chủ động tích cực của chủ thể, tạo ra một cơ chế hoạt động mới. Trong cơ chế hoạt động mới này, HS là trung tâm. Trong dạy học văn, việc đề cao tính chủ động, tích cực trong hoạt động nhận thức của HS gắn liền với việc khẳng định vai trò của người đọc (người tiếp nhận văn học). Có thể khẳng định HS cũng có vai trò là bạn đọc sáng tạo, quá trình tiếp nhận của HS ở trường phổ thông cũng là hoạt động đồng sáng tạo.

Muốn dạy và học VHDG theo hướng chủ động, tích cực trước hết phải dựa trên sự tác động của các ngành khoa học có liên quan như tâm lí học, khoa học kĩ thuật,…đặc biệt chú ý đến xu hướng đổi mới trong PPDH Văn nói chung. Trên cơ sở đó, hướng tới vận dụng các PPDH tích cực, hiện đại như nêu vấn đề, gợi mở, kết hợp công nghệ thông tin để mở rộng tư liệu, tạo điều kiện giúp HS có công cụ tự học đắc lực. Ngoài ra phải chú ý đến tinh thần đọc – hiểu mà bộ SGK Ngữ văn nhấn mạnh so với sách chỉnh lí hợp nhất xuất bản trước đó. Tinh thần đọc - hiểu này thực chất cũng chính là khẳng định vai trò của đọc giả trong tiếp nhận văn học. Đọc không đơn giản là tái hiện câu chữ mà còn phải hiểu được hiện thực, tư

Một phần của tài liệu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học văn học dân gian việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)