Các giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở Trà Vinh

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 90)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở Trà Vinh

Hiện nay, ở tỉnh Trà Vinh vẫn còn một bộ phận đáng kể trẻ em gái, phụ nữ chưa có cơ hội ngang bằng với trẻ em trai, nam giới trong việc thừa hưởng những thành quả trong lĩnh vực giáo dục, các nguyên nhân đó có thể là do:

Chỉ số phân bổ công bằng về giới trong giáo dục còn thấp ở khu vực nông thôn. Do Trà Vinh vẫn chưa thoát khỏi nhóm các tỉnh nghèo, phần lớn dân cư ở nông thôn, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội chậm phát triển. Vì vậy, vấn đề bình đẳng giới chưa được xem trọng, trong đời sống còn thiếu các dịch vụ hỗ trợ gia đình. Truyền thông chưa thật sự phát huy thế mạnh trong việc làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân đối với vấn đề bình đẳng giới. Đây là nguồn gốc phát sinh nhiều vấn đề bất bình đẳng giới.

Chỉ số phân bổ công bằng về giới trong giáo dục có sự khác biệt rõ giữa các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Đó là do xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội đặc thù giữa các huyện, thành phố. Đặc biệt là đối với các huyện có xuất phát điểm về trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, đó còn là nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống mà điển hình là dân tộc Khmer.

Trình độ nhận thức của người dân còn thấp nhất là ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Điều này gây kìm hãm khả năng phổ biến, thực thi chính sách pháp luật về giới đối với người dân.

Một bộ phận trẻ em gái, phụ nữ vẫn còn tự ti, an phận chưa vượt qua những trở ngại do quan niệm, chuẩn mực cũ. Chưa tự tin, chủ động nâng cao năng lực cho bản thân.

Định kiến giới còn tồn tại, nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ còn ăn sâu trong ý thức người dân. Đây là điều đã in sâu trong suy nghĩ của mỗi người dân rất khó lòng xóa bỏ trong thời gian ngắn.

Một nguyên nhân thuộc về hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới cũng góp phần làm giảm hiệu quả trong công tác nâng cao bình đẳng giới. Thêm vào đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động này còn hạn chế, chưa được sự đầu tư đúng mức của các cấp chính quyền, địa phương trong tỉnh nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước. Các nghiên cứu cho thấy công tác nâng cao bình đẳng giới là còn mới mẻ với một địa phương như tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như các tỉnh khác trong cả nước. Vì vậy, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới chưa được thực hiện đồng bộ trên thực tế; bộ máy các cấp về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ đã được hình thành nhưng chưa ổn định và hoạt động còn thiếu hiệu quả…

Đối với tỉnh Trà Vinh, việc nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là phải tập trung vào các trẻ em gái, phụ nữ nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các định kiến giới trong xã hội, chưa có cơ hội ngang bằng trong việc thụ hưởng các thành quả giáo dục của xã hội và mục tiêu đó sẽ tạo điều kiện cho họ có những công bằng xã hội. Vấn đề cốt lõi của các giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh là làm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng trong việc thụ hưởng các thành quả giáo dục của hai giới. Muốn đưa ra được giải pháp đúng đắn, trước tiên phải hiểu sâu về những nguyên nhân dẫn tới sự bất bình đẳng về giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

Tuy nhiên tỉnh Trà Vinh cũng có những lợi thế nhất định, đó là tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển; các cấp, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, tạo ra thế ổn định trong việc chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được đề ra. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn được duy trì ổn định, giúp việc đảm bảo bình đẳng giới được thực hiện thuận lợi hơn. Hơn nữa công tác bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ được sự quan tâm của Cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo hoạt động, đã cụ

thể hoá các mục tiêu của kế hoạch hành động vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kiện toàn tổ chức các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, bố trí kinh phí cho hoạt động cần thiết của Ban, quan tâm chăm lo phát triển nguồn cán bộ nữ, hỗ trợ điều kiện, kinh phí cho tổ chức huấn luyện, tuyên truyền cũng như các thông tin chế độ chính sách đến cơ sở. Đặc thù thứ ba là, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ được kiện toàn củng cố từ Trung ương tới địa phương; khung luật pháp, chính sách, bộ máy về bình đẳng giới từng bước được củng cố kiện toàn và phát triển. Điều này sẽ giúp việc phổ biến, thực thi các chính sách về giới được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sau cùng là, nhận thức của cả hệ thống chính trị về bình đẳng giới ngày càng được tăng cường. Bình đẳng giới được nhận thức không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của công cuộc đổi mới. Sự tham gia của cộng đồng vào các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa được mở rộng hơn. Hệ thống chính sách, tổ chức bộ máy thực hiện bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện.

Các giải pháp chúng tôi đưa ra có thể phân thành hai nhóm giải pháp chính, bao gồm nhóm giải pháp phát triển kinh tế một cách bền vững và nhóm giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

3.2.1. Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững

Giải pháp nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, phấn đấu GDP năm 2011 tăng trưởng cao hơn năm 2010. Đối với phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn: Thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất. Tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, dự án thực hiện Quy hoạch đầu tư phát triển vùng lúa chất lượng cao tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020, chú ý sản xuất theo quy trình sinh học thuộc dự án hỗ trợ đầu tư của nước ngoài. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, huy động mọi nguồn lực đầu tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa một bước nông thôn. Đối với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh; phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, nhất là các sản phẩm mà tỉnh có

lợi thế. Đầu tư mới và mở rộng đổi mới công nghệ để chế biến sản phẩm có chất lượng cao, tăng tỷ trọng xuất khẩu thành phẩm. Quy hoạch các vùng nguyên liệu, ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường công tác xúc tiến mời gọi đầu tư, rà sóat, bổ sung các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã ban hành để thu hút đầu tư hiệu quả hơn. Đối với phát triển thương mại - dịch vụ và xuất khẩu: Khuyến khích phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải, ngân hàng, viễn thông…phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; phát triển sâu rộng mạng lưới thương mại. Thu hút đầu tư phát triển đa dạng hóa hoạt động du lịch. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp tục phấn đấu ổn định đầu ra và gia tăng xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế.

Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm

- Triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết ngày càng nhiều việc làm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Quan tâm công tác giải quyết việc làm, chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, tăng cường giới thiệu việc làm và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, phấn đấu tạo việc mới cho khoảng 20.000 lao động, trong đó đưa khoảng 200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tại nạn lao động, cải thiện điều kiện làm việc nhằm giảm thiểu tai nạn lao động.

Giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; dự án hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cũng như chuyển đổi ngành nghề giải quyết việc làm theo Quyết định 167 và 74 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo. Tiếp tục triển khai Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy về phát triển tòan diện vùng đồng bào Khmer và các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.

- Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách công nhận những tôn giáo hoạt động đúng khuôn khổ của pháp luật. Khuyến khích tôn giáo phát triển theo hướng đồng hành cùng dân tộc, tốt đời, đẹp

đạo. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngăn chặn sự phá hoại, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Giải pháp thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội

- Duy trì các thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo; nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng sâu, vùng đông đồng bào dân tộc nhằm giảm dần sự chênh lệch về phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân giữa các vùng. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 3% theo chuẩn mới, trong đồng bào dân tộc Khmer giảm 4%.

- Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững; tổ chức, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, 167, 74… Giảm nghèo gắn với dạy nghề và giải quyết việc làm.

- Đa dạng hóa các loại hình trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, phi chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.

- Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia công tác đền ơn, đáp nghĩa” nhằm huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng.

Giải pháp định hướng đầu tư phát triển

- Huy động tối đa các nguồn vốn để phục vụ đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Thu hút đầu tư vào các công trình phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án trọng điểm của tỉnh dưới nhiều hình thức đa dạng phù hợp ưu thế của nhà đầu tư và quy định pháp luật. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí; ưu tiên huy động các nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng, các dự án phục vụ xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tập trung vốn cho các công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2011; chủ động phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương triển khai xây dựng cầuCổ Chiên, cầu Long Bình 3, cầu Tầm Phương, tuyến tránh của quốc lộ qua thành phố Trà Vinh và các thị trấn, đường vào Đền thờ Bác, đường tỉnh 915; phối hợp với trung ương đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và thi công các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn như Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào Sông Hậu, các quốc lộ 53, 54, 60...

- Tăng cường công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tập trung giải ngân nhanh và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn của các công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong tất cả các khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán, đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn một cách công khai, minh bạch; thực hiện tốt phân cấp đầu tư; tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành và huyện – thị.

- Công bố, quản lý và triển khai thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành phố đến năm 2020.

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 90)