Một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.3.2. Một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Trà Vinh

Về cơ bản Trà Vinh là một tỉnh nông nghiệp, từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX cho đến nay bộ mặt nền kinh tế có những thay đổi to lớn, trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với tận dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh cũng gặp

không ít khó khăn trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, Đảng, chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân tỉnh đã chung sức phấn đấu đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong kinh tế-xã hội.

Trong giai đoạn 1993 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm của tỉnh đạt 8,9%, đến giai đoạn 2001 – 2010 là 11,56%. Nhìn chung, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đang diễn ra theo chiều hướng giảm tỷ trọng trong khu vực I và tăng tỷ trọng trong khu vực II và III nhưng vẫn còn chậm, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn nằm tập trung vào khu vực I đặc biệt là thủy sản và nông nghiệp, hiện nay thủy sản được xem là ngành mũi nhọn của tỉnh.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có những thay đổi song chưa thật rõ ràng, hiện nay trong tỉnh bước đầu hình thành các vùng sản xuất lúa, hàng hoá và thủy sản mang tính thí điểm nhưng chưa đi vào đại trà.

Đối với cơ cấu kinh tế theo thành phần, khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối, trong đó đang nổi lên là kinh tế khu vực ngoài quốc doanh với tỷ trọng ngày càng cao. Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu tăng trong những năm gần đây tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. Từ 2001 đến 2009 trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 20 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 59,55 triệu USD.

Về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tỉnh đã có những bước tiến nhất định trong việc cải thiện dần bộ mặt của thành phố và các trung tâm huyện thị. Các chương trình chỉnh trang, mở rộng đô thị, xây dựng các trục nút giao thông trọng yếu, phát triển các khu công nghiệp… đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt cảnh quan toàn tỉnh. Bên cạnh đó, chương trình điện khí hóa nông thôn đã có kết quả khởi sắc 100% xã đã có điện, trong đó số hộ sử dụng điện là 90,68% tổng số hộ toàn tỉnh. Hệ thống cấp nước của tỉnh ngày càng được phát triển rộng khắp trên toàn tỉnh, góp phần cải thiện đời sống và chăm lo sức khỏe cho người dân. Việc đảm bảo nguồn điện cho sinh hoạt, sản xuất là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rất nhanh, số thuê bao điện thoại cố định và di động tăng liên tục. Toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm và các bưu cục ở huyện – thị, tất cả các xã đã có thể liên lạc bằng điện thoại. Internet có bước phát triển mới trong cộng đồng, đã lắp đặt 24 cổng thuê bao đến các phòng giáo dục, 64 trường THPT, THCS trong tỉnh. Tổng số thuê bao Intenet tính đến hết năm 2009 là 11.642 thuê bao. Ngành bưu chính viễn

thông đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa – xã hội của tỉnh nhà.

Hệ thống các cơ sở dịch vụ thương mại, đã xây dựng được mạng lưới chợ từ trung tâm tỉnh xuống đến các huyện, xã với tổng số 112 chợ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có chợ nông sản và nhiều xã trong vùng mặn chưa có chợ, các hoạt động khuyến thị và tìm kiếm thị trường tiêu thụ các loại nông sản của tỉnh còn chưa mạnh.

Các hoạt động khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần tạo ra những bước đi vững chắc trong sự nghiệp phát triển kinh tế và giáo dục. Hiện có 16.745 cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên; có 452 trường học và trung tâm dạy nghề, với 5.315 phòng học.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh Trà Vinh đang dần được cải thiện. Thu nhập thực tế của người dân tăng bình quân 2%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 636 USD, các nhu cầu thiết yếu của nhân dân ngày càng được đáp ứng và hoàn thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được các cấp chính quyền quan tâm thường xuyên và có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống cơ sở y tế đang phát huy hiệu quả với 84,6% xã, phường, thị trấn có bác sĩ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị bước đầu được trang bị và dần được hoàn thiện, số lượng và chất lượng cán bộ y tế ngày càng được nâng cao đã từng bước góp phần cải thiện mức sống của nhân dân.

Để đạt được những kết quả kể trên, cũng phải kể đến những chủ trương, chính sách của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cũng như sự hợp tác chặt chẽ của nhân dân thông qua một số chương trình mang tính xã hội rất cao. Chủ trương xã hội hóa được thực hiện rông khắp trên nhiều lĩnh vực nhằm xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao. Hàng trăm cây số đường hẻm và đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng, xây dựng mới và nâng cấp. Các quỹ bảo trợ, quỹ xã hội, quỹ khuyến học được lập ra, có những hoạt động thiết thực, kịp thời giúp đỡ cho hàng trăm người gặp khó khăn và hiếu học, đặc biệt đối với đông bào dân tộc Khmer còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế như hiện nay.

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)