Hệ thống luật pháp, chính sách

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3.2.1.2. Hệ thống luật pháp, chính sách

Vai trò và vị trí của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước luôn được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao và đã được thể chế hóa thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực.

Theo quy định tại điều 2 của Luật Bình đẳng giới quy định mọi cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân kể cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện Luật Bình đẳng giới.

Hay theo quy định tại điều 4 của Luật Bình đẳng giới, quy định: Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập quan hệ hợp tác hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Riêng đối với vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tại điều 14 đã quy định rõ:

+Thứ nhất: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

+ Thứ hai: Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

+ Thứ ba: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Cuối cùng: Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Đồng thời, Luật Bình đẳng giới cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực này là:

+ Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ. + Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.

+ Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

+ Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)