Trình độ chuyên môn của người lao động đã qua đào tạo

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1.4. Trình độ chuyên môn của người lao động đã qua đào tạo

Trong tổng số dân từ 15 tuổi trở lên trong năm 2009, số người biết chữ chiếm 86,4%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ngày một nâng cao, tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật vẫn còn cao, chiếm đến 94%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chỉ có 44.637 người từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp chuyên môn, chiếm 6 % tổng số người cùng độ tuổi, cụ thể như sau:

Bảng 2.7 Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất.

Hạng mục Đơn vị

Người % dân số

Tổng dân số từ 15 tuổi trở lên 761.423 100

Chưa tào tạo chuyên môn kỹ thuật 716.786 94,13

Sơ cấp nghề 7.227 0,95

Trung cấp nghề 4.274 0,56

Trung học chuyên nghiệp 10.771 1,41

Cao đẳng nghề 947 0,13 Cao đẳng 6.594 0,87 Đại học 14.603 1,92 Thạc sỹ 185 0,02 Tiến sỹ 9 0,001 Không xác định 28 0,004

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2009

Ở đây có một vấn đề chưa hợp lý là tương quan giữa những người có bằng cấp, cụ thể là tỷ lệ những người tốt nghiệp cao đẳng trở lên so với tốt nghiệp trung cấp và dạy nghề (công nhân). Đối với một tỉnh mà 80% dân số làm nông nghiệp thì cơ cấu tỷ lệ những người có bằng cấp như trên là một vấn đề đáng quan tâm trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, đặc biệt trong vấn đề định hướng.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp sẽ là lực cản đối với tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp nhận công

nghệ - kỹ thuật yếu, khó phát huy được lợi thế khi tiếp nhận các nguồn lực có sẵn từ bên ngoài để cải tạo nhanh chóng cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Chính vì thế, ngoài những chính sách đào tạo nâng cao nguồn lao động chất xám, đội ngũ quản trị doanh nghiệp tiên tiến, tỉnh cũng cần tập trung đào tạo lực lượng lao động lành nghề, có trình độ và kỹ năng thực hành cao để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì mới.

Nhìn chung, lĩnh vực giáo dục-đào tạo tỉnh trong những năm gần đây đã tăng về quy mô, có tiến bộ về chất lượng, nhất là ở các huyện có nền kinh tế còn ở trình độ thấp. Việc xây dựng mới trường lớp, phát triển các cơ sở dạy nghề được thực hiện theo quy hoạch. Số lượng trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đã được nâng cấp và mở rộng cùng với việc tăng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp hàng năm. Tuy vậy, những mặt còn tồn tại trong hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh vẫn còn là điều quan tâm của dư luận xã hội và các cấp chính quyền. Đó là sự yếu kém trong việc thực hiện nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp dạy và học. Việc dạy nghề, dạy người chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ phát triển kinh tế còn chậm đã ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Việc dư thừa đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong thời gian qua đã cho thấy sự chậm khắc phục những bất hợp lý trong cơ cấu giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Việc giải quyết những tồn tại đó là một trong những mục tiêu trọng điểm nhằm đưa mặt bằng dân trí cũng như trình độ của người lao động tỉnh lên xứng tầm với những phát triển kinh tế-xã hội mà tỉnh đang vươn tới trong những giai đoạn trước mắt và lâu dài sắp tới.

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)