6. Cấu trúc của đề tài
1.3.1. Tình hình bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các châu lục, khu vực trên thế
Quốc-thu nhập chỉ bằng 1/5 thu nhập của A-rập Xê-út và Thái Lan-thu nhập bằng một nửa thu nhập của Tây Ban Nha-nhưng cả hai quốc gia trên lại có chỉ số GEI cao hơn A-rập Xê- út và Tây Ban Nha rất nhiều.
Như vậy, GEI đã chỉ ra cho chúng ta thấy rõ ràng rằng “bình đẳng giới và thu nhập thực tế rất ít có liên quan”. Có thể lấy một ví dụ minh họa cho sự liên hệ này như sau: Moldova nằm trong số 25 nước dẫn đầu về đảm bảo bình đẳng giới, Ailen nằm ngoài nhóm nước này. Tuy nhiên, Ailen lại có chỉ số GDI đứng thứ 10, còn Moldova lại đứng thứ 113. Sở dĩ như vậy vì ở Moldova mức thu nhập bình quân hàng năm của phụ nữ là 1.168 USD, nam giới là 1.788 USD, trong khi đó con số tương ứng ở Ailen là 21.056 USD và 52.008 USD. Rõ ràng là, thu nhập của nam giới ở Ailen gấp đôi thu nhập của phụ nữ, còn ở Moldova thì chênh lệch thu nhập ít hơn.
Tóm lại, để đánh giá mức độ bình đẳng giới ở một quốc gia, có rất nhiều chỉ số để tính toán. Song GEI đã đưa ra một cách tính mới và một cách nhìn nhận mới về bình đẳng giới. Dù mới được công bố, song đến nay GEI đã được áp dụng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới. Một kết luận quan trọng mà GEI đem đến cho chúng ta là: không có mối liên quan trực tiếp
nào giữa mức độ bình đẳng giới và sự giàu có của một quốc gia. Do vậy, nâng cao mức thu nhập không phải là cách duy nhất để xoá bỏ bất bình đẳng giới như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
1.3. Thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các châu lục, khu vực trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Tình hình bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các châu lục, khu vực trên thế giới trên thế giới
Mặc dù gần đây đã có nhiều tiến bộ nhưng sự bất bình đẳng giới vẫn diễn ra phổ biến, dai dẳng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, tồn tại trong hộ gia đình, các thể chế xã hội và nền kinh tế.
Cũng như với các quyền cơ bản, phụ nữ và các bé gái thường gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nam giới và các bé trai trong việc tiếp cận hàng loạt các nguồn lực. Điều này đã thu hẹp các cơ hội cho họ và cũng như với các quyền hạn đã hạn chế khả năng của họ để tham gia và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Giáo dục là vấn đề trung tâm để mỗi người có khả năng phản ứng lại trước những cơ hội mà sự phát triển mang lại, nhưng sự phân biệt lớn vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng. Sự phân biệt này diễn ra dai dẳng cả trong tỷ lệ đi học lẫn số năm đi học trung bình. Bởi vì theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, trình độ học vấn là một trong ba thành phần cơ bản có liên quan đến sự phát triển con người gồm: tỷ lệ người lớn biết chữ, số năm đến trường, tỷ lệ nhập học các cấp.
Tỷ lệ nữ sinh tiểu học, trung học và số năm đi học trung bình của họ đã tăng lên theo thời gian. Ở nhiều vùng, như ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, châu Âu và Trung Á, tỷ lệ tổng số nữ sinh tiểu học đạt hoặc gần đạt 100%. Tỷ lệ học tiểu học của các bé gái ở châu Phi Hạ Sahara cũng ổn định nhưng ở mức thấp hơn nhiều. Tại châu Phi Hạ Sahara, tỷ lệ học tiểu học của các bé gái rất cao từ năm 1970 đến năm 1980, nhưng kể từ đó, tỷ lệ này đã dừng ở mức 54%. Số lượng tuyệt đối phụ nữ đi học ở châu Phi Hạ Sahara vẫn thấp hơn ở các khu vực đang phát triển khác. Tỷ lệ nữ sinh trung học chỉ đạt 14% năm 1995 và số năm đi học trung bình chỉ bằng 2,2 năm tính đến năm 1990.
Đông Á, châu Mỹ Latinh, châu Á và Trung Á đạt mức độ bình đẳng giới cao nhất trong giáo dục. Ở Châu Âu, Trung Á và châu Mỹ Latinh, tỷ lệ nữ sinh trung học bình quân hiện nay đã cao hơn của nam giới, và xét trung bình số năm đi học của phụ nữ đã bằng khoảng 90% của nam giới.
Xuất phát từ điểm khởi đầu thấp hơn về bình đẳng giới, Nam Á, châu Phi Hạ Sahara, Trung Đông và Bắc Phi đều đã cho thấy một sự giảm sút đáng kể về phân biệt giới trong giáo dục tiểu học và trung học từ năm 1970 đến năm 1995. Tuy nhiên, Nam Á vẫn là vùng có mức độ bình đẳng giới thấp nhất trong giáo dục. Phụ nữ ở Nam Á trung bình chỉ có số năm đi học bằng một nửa của nam giới và tỷ lệ học trung học của phụ nữ chỉ bằng một phần ba tỷ lệ đó của nam giới. Hơn nữa, Nam Á còn có mức độ bất bình đẳng giới lớn hơn các khu vực đang phát triển khác vì số lượng tuyệt đối phụ nữ được đi học cũng thấp hơn. (Filmer, King và Pritchett 1998).
Ở châu Phi Hạ Sahara, bình đẳng giới trong tỷ lệ đi học đã tăng lên- mặc dù sự cải thiện ở cấp tiểu học trong thời gian từ năm 1980 đến 1990 dường như phản ánh sự giảm sút tuyệt đối trong tỷ lệ số nam sinh hơn là sự cải thiện trong tỷ lệ số nữ sinh. Thu hẹp khoảng cách trong giáo dục – và thu hẹp chúng với tốc độ nhanh hơn- vẫn còn là những thách thức quan trọng của sự phát triển đối với các nhà hoạch định chính sách, nhất là ở Nam Á, châu
Phi Hạ Sahara và một số nước ở Trung Đông, Bắc Phi. Những thách thức này đặc biệt quan trọng khi thế giới đang chuyển sang thời đại thông tin và các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao đang thay thế cho các cách thức sản xuất truyền thống. Giáo dục là cơ sở nền tảng để phát triển các kỹ năng linh hoạt vốn rất cần thiết để tham gia vào các hoạt động kinh tế có hàm lượng chất xám cao. Những ai không có điều kiện tiếp cận đến giáo dục cơ sở có nguy cơ bị loại khỏi những cơ hội mới và ở những nơi mà khoảng cách giới dai dẳng trong giáo dục vẫn còn tồn tại thì phụ nữ sẽ có nguy cơ ngày càng cao là bị tụt hậu đằng sau nam giới trong khả năng tham gia vào quá trình phát triển.