Một số nguồn lực tác động đến bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 44)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. Một số nguồn lực tác động đến bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh

2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên

Tỉnh Trà Vinh nằm ở hạ lưu sông Mê Công, giữa hai nhánh là sông Cổ Chiên (thuộc sông Tiền) và sông Hậu, có hệ tọa độ địa lý từ 9031’5” đến 1004’5” vĩ độ Bắc và từ 105057’16” đến 106036’04” kinh độ Đông. Trung tâm tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53, khoảng cách chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60 và cách thành phố Cần Thơ 95 km.

Diện tích tự nhiên của tỉnh bằng 2.242 km2, chiếm 5,63% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long và 0,67% của cả nước. Trà Vinh giáp Vĩnh Long ở phía Tây và Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Tây và Tây Nam, giáp Bến Tre ở phía Bắc và Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam.

Tỉnh Trà Vinh được chia thành 8 đơn vị hành chính, bao gồm 1 Thành phố Trà Vinh và 7 huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải. Toàn tỉnh có 104 phường, xã và thị trấn.

Địa hình tỉnh Trà Vinh mang tính chất địa hình đồng bằng châu thổ ven biển, không có núi đồi, chịu ảnh hưởng bởi tác động giao thoa giữa sông và biển, kết quả của sự tác động này đã tạo nên các vùng trũng xen kẽ với các giồng cát ven biển. Độ cao trung bình 1-3 m, trong đó đại bộ phận có độ cao từ 0,4-1,0 m (chiếm 60% diện tích toàn tỉnh).

Trên nền cao trình 0,4-1,0 m, khu vực có địa hình cao nhất (hơn 4m) gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (huyện Cầu Ngang), Ngọc Biên (huyện Trà Cú), Long Hữu (huyện Duyên Hải). Còn khu vực địa hình thấp dần (0,4m) tập trung tại các cánh đồng trũng thuộc các xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú), Thanh Mĩ (Châu Thành), Mĩ Hòa, Mĩ Long, Hiệp Mĩ (Cầu Ngang), Long Vĩnh (Duyên Hải). Như vậy trong toàn tỉnh, các huyện phía Bắc có địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện phía Nam. Phần phía Nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn trong thời gian 3-5 tháng.

Dọc theo hai bên bờ sông thường có địa hình cao và thấp dần về phía nội đồng. Vùng nội đồng tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng

chịt, trong đó có những ô trũng cục bộ. Khu vực ven biển có địa hình dạng sóng với nhiều giồng cát hình cánh cung, độ cao từ 3-5m.

Hai tuyến sông lớn Cổ Chiên và sông Hậu, ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến giao thông thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh với trung tâm các tỉnh ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Campuchia, và các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh. Trà Vinh có 65 km bờ biển, với hai cửa Cung Hầu và Định An, đây là hai cửa sông quan trọng không chỉ có ý nghĩa to lớn về an ninh, quốc phòng mà còn tạo lợi thế để tỉnh phát triển kinh tế biển, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong vùng, trong nước và thông thương với quốc tế.

Tuy nhiên, do nằm lệch với tuyến quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch của đồng bằng Sông Cửu Long, vì vậy việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế, văn hóa thông qua đường bộ nối với Vĩnh Long, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn nhiều hạn chế, chủ yếu thông qua quốc lộ 53. Các tuyến đường bộ khác nối Trà Vinh với hai tỉnh lân cận là Bến Tre và Sóc Trăng bị chặn lại bởi hai dòng sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu nên gây khó khăn trong việc giao lưu buôn bán.

2.1.2. Các nguồn tài nguyên tự nhiên 2.1.2.1. Tài nguyên đất 2.1.2.1. Tài nguyên đất

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh có các nhóm đất chính như sau:

- Đất phù sa:Chiếm 19,45% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ven sông Tiền, sông Hậu, có nguồn nước tưới dồi dào, rất thích hợp với nhiều loại cây trồng và nuôi thủy sản, rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất.

- Đất phèn:Chiếm 18%, nhưng chỉ có 4,78% so với diện tích tự nhiên là đất phèn hoạt động, hiện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đại bộ phận diện tích là phèn nhẹ (tầng phèn sâu) có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

- Đất mặn: Chiếm khoảng 25,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có khoảng 24,5% là đất mặn nặng hiện được sử dụng nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn, diện tích còn lại được sử dụng trồng lúa, do thiếu nước nên chủ yếu trồng một vụ lúa.

- Đất líp:Chiếm 18,06% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có khoảng 27,3% là đất thổ cư và chuyên dùng, diện tích còn lại được sử dụng trồng cây lâu năm, chủ yếu là cây ăn quả và dừa.

- Đất cát giồng: Chiếm 7,7% diện tích tự nhiên, tuy độ phì không cao nhưng khá thích hợp với phát triển các loại rau – màu, rất thích hợp cho đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất.

- Đất bãi bồi ven biển: Chiếm khoảng 2,29% diện tích tự nhiên, đây là sản phẩm của quá trình bồi lắng ở các cửa sông, phần lớn được sử dụng để phát triển nuôi trồng thủy sản và trồng rừng.

Yếu tố hạn chế về quỹ đất cho phát triển nông nghiệp của tỉnh chủ yếu là tình trạng ngập úng và ảnh hưởng của phèn, mặn. Tuy nhiên, trong những năm qua, bằng biện pháp thủy lợi và bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý đã khắc phục khá cơ bản các hạn chế của đất phèn. Riêng về đất mặn, nếu quản lý tốt bằng việc bố trí cơ cấu sử dụng hợp lý kết hợp với các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường thì có thể đem lại hiệu quả cao và lâu bền.

Những con số về quỹ đất trên đây cho thấy Trà Vinh có sức mạnh lớn về lương thực, thực phẩm và cây ăn quả. Quỹ đất chủ yếu là thích hợp cho nông-lâm và thủy sản, một phần nhỏ cho phát triển công nghiệp và phân bố dân cư. Về hiện trạng sử dụng, Trà Vinh có 183.200 ha đất nông nghiệp, 61.000 ha đất lâm nghiệp, 9.400ha đất chuyên dùng, 3.200 ha đất thổ cư và 22.300 ha đất chưa sử dụng. (theo Tổng cục thống kê, Niên Giám thống kê Trà Vinh 2009, NXB Thông tin và Truyền thông Trà Vinh, 2010)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Trà Vinh, năm 2009.

2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu

Cũng giống như các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu sự tác động mạnh mẽ của gió Đông Nam từ biển thổi vào. Với sự chi phối về địa lý và địa hình, khí hậu Trà Vinh có những đặc trưng chủ yếu sau:

- Nhiệt độ cao đều quanh năm, trung bình là 26,90C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 luôn trên 28 0C và thấp nhất vào tháng 1 khoảng 24-250C , biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng dao động từ 3 – 40C, tổng nhiệt lượng trong năm đạt khoảng 9.7200C. Số giờ nắng trung bình trong năm cao khoảng 2.400 giờ.

Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 2005 - 2009 Nhiệt độ (0

C) 2005 2006 2007 2008 2009 Nhiệt độ TB

Nhiệt độ TB năm 26,6 26,8 26,7 26,7 27,0 26,9

Nhiệt độ cao nhất 28,2 28,0 27,4 28,3 28,8 28,1

Nhiệt độ thấp nhất 24,4 25,4 25,8 25,7 24,1 25,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2009

- Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa, theo ngày và đêm. Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 85%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 9 (89,6%), thấp nhất là tháng 12 (77,8%).

Bảng 2.2. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 2005 – 2009

Độ ẩm (%) 2005 2006 2007 2008 2009 Độ ẩm TB

Độ ẩm TB năm 86 84 85 84 85 84,8

Độ ẩm cao nhất 92 90 89 88 89 89,6

Độ ẩm thấp nhất 72 78 79 78 82 77,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2009

- Lượng mưa trung bình năm đạt 1.778 mm và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm đến 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, rất ít mưa, lượng mưa trung bình thường dưới 20 mm/tháng. Lượng mưa thường không ổn định vào thời kỳ đầu và cuối mùa mưa. Lượng mưa có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất ở huyện Càng Long và thấp nhất là ở huyện Cầu Ngang, Duyên Hải.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2009.

Trà Vinh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 mang theo nhiều hơi nước và gây mưa, tốc độ gió khoảng 3 – 4 m/s. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là gió mùa Đông Bắc hoặc đôi khi có gió Đông, Đông Nam (người dân địa phương thường gọi là gió chướng), gió này từ biển Đông thổi vào với tốc độ gió khoảng 2 – 3 m/s và có hướng song song với các cửa sông lớn. Đây là nguyên nhân gây ra việc đẩy nước biển dâng cao và xâm nhập sâu vào nội đồng, làm đổi môi trường sống của các loài thủy sinh sống gần cửa sông. Đồng thời, làm tăng độ nhiễm phèn và nhiễm mặn của đất vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng.

Tuy nhiên, có thể nói, khí hậu ở đây khá thuận lợi cho các quá trình phát triển tự nhiên, các hoạt động sản xuất đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên nền kinh tế mang tính thuần nông của tỉnh.

2.1.2.3. Tài nguyên nước

Nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất của tỉnh chủ yếu từ sông Cổ Chiên, sông Hậu và một phần từ sông Mang Thít kéo nước sâu vào nội đồng. Ngoài các sông chính này, tỉnh còn có hệ thống sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài 578 km và khoảng 1.876 km kênh cấp I, II tạo nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp nước vào mùa khô và tiêu úng vào mùa lũ. Nhìn chung, mật độ kênh trục khá đồng đều (4 – 10 m/ha) nhưng mật độ kênh nội đồng còn thấp.

- Do vị trí giáp biển nên hệ thống thủy văn của tỉnh cũng không nằm ngoài tác động mạnh mẽ của biển. Toàn tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông qua hai cửa sông Cổ Chiên và sông Hậu với các đặc điểm nổi bật như sau:

+ Trong một ngày đêm mực nước lên xuống hai lần, hình thành đỉnh và chân triều không đều nhau. Về cao độ đỉnh triều chênh lệch nhau từ 0,2 – 0,4 m và chân triều chênh lệch từ 1,0 – 2,5 m.

+ Biên độ triều hàng ngày đạt khoảng 2,9 – 3,4 m.

+ Mỗi tháng có hai kỳ triều cường (vào ngày 1 và ngày 15 âm lịch) và hai kỳ triều kiệt (vào ngày 7 và ngày 23 âm lịch)

+ Trong năm thủy triều lớn nhất vào tháng 12, tháng 1 và yếu nhất vào tháng 6, tháng 7.

Ảnh hưởng của thủy triều giảm dần từ biển vào sâu trong nội đồng, chủ yếu tác động mạnh ở vùng ven biển. Do gần biển, biên độ triều khá lớn và chân triều thấp hơn so với cao trình mặt ruộng, vì vậy việc lợi dụng thủy triều để tưới tiêu tự chảy là cần thiết để nhằm giảm chi phí cho sản xuất. Tuy nhiên, do chi phí xây dựng tốn kém, chưa có sự đầu tư lớn của cơ quan Nhà nước nên chỉ thực hiện ở một số khu vực ở một số địa phương, để đạt được sự đồng bộ đòi hỏi thời gian lâu dài.

2.1.2.4. Tài nguyên sinh vật

Rừng và đất rừng tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích 24.000 ha nằm dọc 65 km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long (Bắc, Nam) huyện Cầu Ngang và các xã Ðôn Châu, Ðôn Xuân huyện Trà Cú. Diện tích đất có rừng 13.080 ha, trong đó: rừng bần 640 ha; rừng đước 742 ha; rừng mặn 50 ha; rừng bạch đàn 100 ha; dừa nước 4.159 ha; rừng chà là 605 ha; rừng nghèo kiệt 6.784 ha. Ngoài ra, các bãi dừa nước ven sông rạch đã góp phần không nhỏ tạo nên sắc thái riêng cho hệ sinh thái vùng miệt vườn. Đây còn là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng được người dân nơi đây sử dụng tạo nên cấu trúc đặc trưng về nhà vườn của vùng từ thời xa xưa đến nay.

Rừng ngập mặn Trà Vinh là môi trường sinh sống của của các loài thủy sản và một số loài động vật như: ong, chim, rắn, rùa,… Tuy nhiên, do tình hình phá rừng bừa bãi cũng như phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản nên diện tích rừng của tỉnh đã bị thu hẹp đáng kể, đồng nghĩa với việc giảm số lượng cá thể và loài động vật.

Nằm giữa hai cửa sông lớn: cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên) và cửa Định An (sông Hậu) có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, bãi biển nhiều phù sa là môi trường thuận lợi

cho động thực vật phát triển. Vì thế, biển Trà Vinh có nhiều tôm, cá và các loài thủy sản khác. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu thủy sản, trữ lượng thủy sản tỉnh Trà Vinh ước đạt 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác 630.000 tấn/năm. Đã tìm thấy 42 loài cá biển, 37 loài cá nước lợ, 15 loài cá nước ngọt, 32 loài tôm. Ngoài ra còn có các loài cua, nghêu, sò… có giá trị kinh tế cao.

Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3 – 5 tháng/ năm. Trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính đạt 3.000 – 4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 – 2.500 tấn.

2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Trà Vinh là tỉnh ở hạ nguồn sông Cửu Long, độ cao địa hình từ 0 - 5 m. Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sông biển, vì vậy khoáng sản ở Trà Vinh chỉ có cát san lấp, cát xây dựng không đáng kể và một số ít sét đỏ làm gạch ngói. Cát xây dựng phân bố thành giồng cao từ 3,0 - 3,5m, có dạng gần vòng cung song song với bờ biển dài 5 - 10km rộng 50 - 70m nhiều nhất ở Phước Hưng với trữ lượng 83 vạn m3

ngoài ra còn có ở Duyên Hải, Cầu Ngang.

Ngoài ra, còn có mỏ nước khoáng phân bổ ở địa bàn thị trấn Long Toàn huyện Duyên Hải, có thành phần Bicacbonat Natri khá cao, đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, với nhiệt độ 38,5oC và khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3/ngày.

Như vậy, tài nguyên khoáng sản của tỉnh rất nghèo nàn về chủng loại và số lượng. Do đó, nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất của tỉnh chủ yếu phải nhập từ các vùng khác trong cả nước đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội 2.1.3.1. Dân số và nguồn lao động 2.1.3.1. Dân số và nguồn lao động - Dân số

Dân số là một vấn đề kinh tế-xã hội tổng hợp và có vị trí đặc biệt quan trọng. Trà Vinh có kết cấu dân số trẻ, nhưng trong những năm qua do áp dụng các chính sách dân số dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Điều này, làm cho kết cấu dân số của tỉnh có xu hướng chuyển dần sang ổn định, đồng thời cũng tạo nhiều chuyển biến tích cực về cơ cấu, chất lượng của dân số. So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Trà Vinh là một trong những tỉnh có dân số thấp, chỉ cao hơn tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu. Tính đến 0h

ngày 01 tháng 4 năm 2009, dân số trung bình của Trà Vinh là 1.004.363 người, chiếm 5,83 % dân số đồng bằng Sông Cửu Long và 1,17% dân số của cả nước.

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)