6. Cấu trúc của đề tài
2.1.2.4. Tài nguyên sinh vật
Rừng và đất rừng tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích 24.000 ha nằm dọc 65 km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long (Bắc, Nam) huyện Cầu Ngang và các xã Ðôn Châu, Ðôn Xuân huyện Trà Cú. Diện tích đất có rừng 13.080 ha, trong đó: rừng bần 640 ha; rừng đước 742 ha; rừng mặn 50 ha; rừng bạch đàn 100 ha; dừa nước 4.159 ha; rừng chà là 605 ha; rừng nghèo kiệt 6.784 ha. Ngoài ra, các bãi dừa nước ven sông rạch đã góp phần không nhỏ tạo nên sắc thái riêng cho hệ sinh thái vùng miệt vườn. Đây còn là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng được người dân nơi đây sử dụng tạo nên cấu trúc đặc trưng về nhà vườn của vùng từ thời xa xưa đến nay.
Rừng ngập mặn Trà Vinh là môi trường sinh sống của của các loài thủy sản và một số loài động vật như: ong, chim, rắn, rùa,… Tuy nhiên, do tình hình phá rừng bừa bãi cũng như phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản nên diện tích rừng của tỉnh đã bị thu hẹp đáng kể, đồng nghĩa với việc giảm số lượng cá thể và loài động vật.
Nằm giữa hai cửa sông lớn: cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên) và cửa Định An (sông Hậu) có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, bãi biển nhiều phù sa là môi trường thuận lợi
cho động thực vật phát triển. Vì thế, biển Trà Vinh có nhiều tôm, cá và các loài thủy sản khác. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu thủy sản, trữ lượng thủy sản tỉnh Trà Vinh ước đạt 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác 630.000 tấn/năm. Đã tìm thấy 42 loài cá biển, 37 loài cá nước lợ, 15 loài cá nước ngọt, 32 loài tôm. Ngoài ra còn có các loài cua, nghêu, sò… có giá trị kinh tế cao.
Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3 – 5 tháng/ năm. Trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính đạt 3.000 – 4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 – 2.500 tấn.